Multimedia Đọc Báo in

Hiệu quả công tác dân vận khéo ở Krông Bông

08:36, 30/05/2018

Thực hiện Nghị quyết số 25 – NQ/TW, ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” và Chương trình số 33-CTr/TU, ngày 5-9-2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Dân vận Huyện ủy Krông Bông đẩy mạnh triển khai công tác dân vận đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.

Thông qua công tác dân vận, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở đã tập trung vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, đóng góp xây dựng các quỹ “ Vì người nghèo”, “ Phòng chống thiên tai”…

Hiệu quả điển hình trong công tác dân vận khéo có thể kể đến  Hội Nông dân huyện với việc vận động hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bằng nhiều hình thức, mô hình. Đơn cử như ông Nguyễn Văn Chín, Chi hội Phó Chi hội Nông dân thôn 10 xã Hòa Sơn là một trong những hộ nông dân sản xuất giỏi nhờ thực hiện hiệu quả mô hình phát triển kinh tế. Gia đình ông hiện có 1,4 ha đất nông nghiệp trồng xen canh hai loại cây công nghiệp lâu năm là cà phê và sầu riêng. Ngoài phát triển nông nghiệp, ông còn mở một xưởng sản xuất cơm cháy tại nhà, giúp ổn định công ăn việc làm cho hơn 20 công nhân với thu nhập 6 triệu đồng/tháng/người. Hiện xưởng sản xuất cơm cháy của ông Chín mỗi ngày ra lò gần 5.000 bánh, không chỉ tiêu thụ trên địa bàn tỉnh mà còn được xuất bán đi các tỉnh phía Nam như Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai… với lợi nhuận gần 20 triệu đồng/tháng.

Nông dân xã Ea Trul chuẩn bị cho vụ mùa hè thu sớm.
Nông dân xã Ea Trul chuẩn bị cho vụ mùa hè thu sớm.

Ông Huỳnh Văn Trực, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Sơn cho biết, toàn xã hiện có 1.031 hội viên. Nhờ phát huy tốt hiệu quả của công tác dân vận, hầu hết bà con nông dân trên địa bàn đã ý thức được việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tích cực xây dựng các mô hình phát triển kinh tế như: Mô hình trồng cây vải thiều, sầu riêng; mô hình đào ao nuôi cá; mô hình nuôi bò giống, mô hình tổ rau sạch…   mang lại thu nhập cao.  Ngoài ra, hiệu quả công tác dân vận còn thể hiện qua các phòng trào nổi bật như: Chung tay xây dựng nông thôn mới; giúp nhau xóa đói giảm nghèo, đóng góp làm đường bê tông liên thôn…  Hiện toàn xã đã đạt 10/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Công Phúc, Chi hội trưởng Chi Hội Nông dân thôn 2 xã Ea Trul là một trong những điển hình trong công tác dân vận khéo với nhiều thành tích nổi bật, đặc biệt là việc vận động hội viên tham gia tu sửa đường giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn mới ở địa phương...

Cơ sở sản xuất cơm cháy của gia đình ông Chín thôn 10 xã Hòa Sơn
Cơ sở sản xuất cơm cháy của gia đình ông Chín thôn 10 xã Hòa Sơn.

Công tác dân vận khéo ở huyện Krông Bông còn thể hiện trong công tác chăm lo, ổn định cuộc sống cho nhân dân. Trước đây, đồng bào dân tộc Mông ở thôn Ea Rớt, xã Cư Pui không có hộ khẩu, Chứng minh dân dân, đất đai chưa được quy hoạch và không có sổ đỏ nên bà con còn gặp nhiều khó khăn về các thủ tục hành chính. Trước thực tế đó, Công an huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời phân công cán bộ về tận nơi để làm hộ khẩu, cấp giấy Chứng minh nhân dân, giúp người dân yên tâm tập trung vào sản xuất, phát triển kinh tế...

Đánh giá hiệu quả công tác dân vận khéo trên địa bàn, đồng chí Lê Văn Chiến, Phó trưởng Ban Dân vận huyện Krông Bông khẳng định: “Nhờ triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, công tác dân vận trong cả hệ thống chính trị đã có những chuyển biến tích cực. Công tác dân vận cũng đã giúp cho người dân nắm được những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó chủ động tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương”.

Duyên Mai - Xuân Thái


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.