Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

18:43, 02/07/2018

Sở GD-ĐT vừa có văn bản yêu cầu Ban nghiên cứu Giáo dục học học sinh dân tộc, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh.

  Các đại biểu tìm hiểu tài liệu dạy tiếng Êđê (Ảnh minh họa)
Các đại biểu tìm hiểu tài liệu dạy tiếng Êđê (Ảnh minh họa).

Trong văn bản này, Sở GD-ĐT cho biết, theo kết quả kiểm tra, đánh giá của Bộ GD-ĐT về việc thực hiện Chỉ thị số 38/2004/CT –TTg, ngày 9-11-2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi tại các địa phương, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được trong công tác tổ chức, quản lý, hoạt động này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong việc tổ chức lớp và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Do đó, Sở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị trên thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc quản lý chặt chẽ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức trên địa bàn theo quy định của Thông tư số 36/2012/TT- BGDĐT, ngày 24-10-2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (Thông tư 36) về việc ban hành quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số. Đảm bảo các điều kiện về mở lớp đào tạo, bồi dưỡng (giảng viên, cơ sở vật chất, tài liệu, chính sách cho người dạy và người học); lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với môi trường xã hội mà người cán bộ, công chức cần sử dụng thường xuyên trong quá trình công tác. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá để xác định đúng đối tượng và điều kiện dự kiểm tra theo Điều 6 của Thông tư 36.

 Nguyên Hoa

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.