Multimedia Đọc Báo in

Sự suy giảm dân số khiến nhiều làng quê ở Serbia bị bỏ hoang

08:40, 25/08/2017
Repusnica từng là một ngôi làng rộn ràng bên triền núi Stara Planina ở Serbia. Giờ đây, những quầy rượu trong làng thật vắng lặng, các ngôi nhà cửa đóng then cài và chẳng thấy bóng người đi ngoài đường.
 
Các nhà chức trách địa phương đã tuyên bố rằng ngôi làng gần biên giới Bulgari này đã đóng cửa năm 1998 bởi sự suy giảm dân số gây ra do sự cơ khí hóa của nền kinh tế, sự đóng cửa của các công xưởng nhà nước và sự di dân liên quan đến cuộc chiến tranh Balkan vào những năm 1990.
 
Nhiều ngôi làng gần đó cũng trong tình trạng tương tự,  dân số cũng đang giảm đi, chỉ có những đôi vợ chồng già hoặc những người đơn thân còn ở lại. Trường học, bệnh viện, trạm thú ý và các cửa hiệu đều đóng cửa. Rất hiếm du khách. Các con đường đầy ổ gà. 
 
Rade Bogdanovic, một cựu chiến binh đã nghỉ hưu ở Kalna, một địa bàn thuộc thành phố tự trị  Knjazevac cho biết: “Một số người bỏ đi tìm kiếm những điều kiện sống tốt hơn. Các ngôi làng bị bỏ mặc, nhất là khi chúng trở nên xuống cấp. Chỉ còn những người già ở lại”.  
Những ngôi nhà bị bỏ hoang ở làng Repusnica. (Ảnh: Guardian)
Những ngôi nhà bị bỏ hoang ở làng Repusnica. (Ảnh: Guardian)
Trong giai đoạn 2002 - 2011, Serbia đã mất khoảng 377.000 dân, tương đương với 5% dân số trong tổng số dân khoảng 7 triệu người. Theo Học viện Khoa học Serbia, số dân giảm sút tại 86% trong số 4.000 ngôi làng trên toàn quốc.
 
Tình trạng tương tự cũng đang tồn tại ở một số quốc gia khác ở vùng Balkan và đông nam châu Âu.
Trong 50 năm qua, thành phố tự trị Knjazevac của Serbia đã giảm dân số xuống một nửa, còn khoảng 30.000 người. Bà Marija Jelenkovic, một nhân viên thành phố, cho biết: “Giờ đây dân số ở thành phố chúng tôi bằng thời điểm sau Thế chiến thứ nhất”.
 
Vào những năm 1960, 1970 và 1980, khoảng 1 triệu người đã bỏ đi tìm việc ở phương Tây. Ước tính khoảng 700.000 người đã rời khỏi Serbia trong suốt cuộc chiến Balkan vào những năm 1990.
 
Dòng di dân vẫn tiếp diễn sau sự sụp đổ của Tổng thống Slobodan Milosevic vào năm 2000. Việc chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường đã dẫn đến nhiều công xưởng nhà nước phải đóng cửa và theo cuộc điều tra dân số năm 2011, độ tuổi trung bình lập gia đình tăng lên 42, tăng lên 2 tuổi so với năm 2002.
 
Chính phủ Serbia đã tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng và có chính sách khuyến khích thanh niên ở lại làng quê. Tuy nhiên, những nỗ lực này không mấy hiệu quả. 
 
Năm 2015, một quan chức phụ trách nhân quyền đã đề xuất rằng Serbia nên cho phép dòng người di cư từ Trung Đông qua đường Balkan định cư tại những ngôi làng bỏ hoang. Tuy nhiên ý tưởng này đã bị bỏ qua.
 
Hồng Thủy ( Theo Reuters)
 

Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.