Multimedia Đọc Báo in

Những phát minh y sinh hứa hẹn chữa bệnh trong tương lai

05:57, 23/09/2018

Đũa điện tử kiểm soát muối ăn

Nhóm chuyên gia ở Đại học Maine, Mỹ (UoM) vừa phát minh một loại đũa điện tử giúp con người kiểm soát lượng muối ăn vào, hạn chế tình trạng lạm dụng muối, giảm được nhiều bệnh nan y do ăn mặn gây ra. Đôi đũa có các điện cực được cấy vào đầu cho phép kích thích các tế bào vị giác ở lưỡi, tạo ra hương vị mô phỏng y như muối nên tuy không ăn hay ăn ít muối người dùng vẫn cảm thấy ngon miệng, theo cơ chế “đánh lừa” vị giác của lưỡi. Ý tưởng ra đời đũa điện tử của nhóm nghiên cứu bắt đầu từ việc khám phá hương vị ở những người mắc bệnh não khiến họ mất vị giác. Từ ý tưởng này, các nhà khoa học đã tạo ra đôi đũa điện tử hay còn gọi là đũa số, có thể nhận được phần lớn mùi vị cơ bản, riêng vị ngọt thì ít chính xác hơn. Công nghệ đang trong giai đoạn start-up (khởi nghiệp) nhưng chắc chắn nó sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp con người kiểm soát muối ăn, mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Siêu kính giúp trẻ tự kỷ giao tiếp tốt hơn

Đại học Stanford Mỹ (SU) vừa phát triển một loại kính có tên Siêu kính (SG) có thể hỗ trợ trẻ mắc bệnh tự kỷ, giúp chúng nhận diện cảm xúc biểu lộ trên mặt người khác, cải thiện khả năng giao tiếp và nhiều tác dụng khác. Đây là sản phẩm thử nghiệm trong một dự án mang tên Dự án kính tự kỷ, kết hợp giữa kính Google Glass với một phần mềm nhận diện những biểu cảm khuôn mặt chính như vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên, bình thường, khinh bỉ... Sau khi thử nghiệm ở 14 gia đình có trẻ tự kỷ thì 12 gia đình cho biết, với thời lượng đeo 3 lần/tuần, mỗi lần 20 phút, sau 1 - 3 tháng sử dụng, khả năng giao tiếp bằng mắt ở nhà lẫn ở trường cũng như giao tiếp xã hội nói chung của trẻ tốt hơn.

Màng bảo quản thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng có thể giúp thực phẩm tươi lâu hơn, có lợi cho sức khỏe.
Màng bảo quản thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng có thể giúp thực phẩm tươi lâu hơn, có lợi cho sức khỏe.

Thiết bị cấy ghép chữa chứng trầm cảm

Đại học Washington (UoW) Mỹ vừa thử nghiệm thành công thiết bị kích thích dây thần kinh phế vị dùng cho nhóm người mắc bệnh trầm cảm thỏa hiệp với thuốc và dùng cho điều trị chứng động kinh. Thử nghiệm ở 600 người cho thấy, thiết bị có tác dụng kích thích dây thần kinh phế hay còn gọi là dây thần kinh số 10 nơi đảm nhận chức năng giao cảm, chi phối chức năng vận động và cảm giác của hầu hết các bộ phận vùng ngực và bụng. Khi thiết bị kích thích dây thần kinh, tình trạng trầm cảm sẽ được cải thiện, kể cả trường hợp bệnh nặng. Tất cả những người tham gia đều được dùng thuốc chống trầm cảm tiêu chuẩn nhưng một nửa dùng thêm thiết bị cấy ghép. Kết quả, nhóm dùng thiết bị cấy ghép thì tình trạng sức khỏe chung được cải thiện, thậm chí ham muốn tình dục cũng tăng lên rõ rệt, giao tiếp thường xuyên hơn với những người khác. Ngoài ra, thiết bị còn được dùng điều trị chứng động kinh vì nó kích thích dây thần kinh phế vị, thay đổi chức năng của não và làm giảm bệnh.

Cảm biến giúp phát hiện thuốc kháng sinh giả

Để hạn chế tình trạng thuốc giả, nhóm chuyên gia ở Đại học Colorado (Mỹ) vừa phát triển thành công một công nghệ mới, cho ra đời cảm biến giấy đơn giản, chi phí rẻ, có thể phát hiện nhanh các loại thuốc kháng sinh giả hiện đang lưu hành trên thị trường và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh. Thực chất, cảm biến này gồm hai thành phần chính là nitrocefin và enzyme beta-lactamase, là những tác nhân phát hiện kháng sinh giả. Nguyên lý làm việc có thể tóm tắt như sau: khi có nghi vấn, thuốc sẽ được hòa tan trong nước, sau đó dùng cảm biến để thử, dung dịch làm thay đổi màu trên cảm biến chính là tiêu chí để xác định thuốc giả hay thuốc thật.

Màng bảo quản thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng

Đại học Bách khoa Nanyang, Hàn Quốc (NTU) vừa phát triển thành công một loại màng bảo quản có nguồn gốc từ thực vật, giúp thực phẩm tươi lâu hơn và có lợi hơn cho sức khỏe so với các loại màng bảo quản nhân tạo. Loại màng này có tên flavonoids, từng được dùng trong ngành công nghệ thực phẩm. Tuy có khả năng kháng khuẩn nhưng để dùng cho mục đích bảo quản thực phẩm thì phải chế biến phức tạp và tốn kém. Để khắc phục nhược điểm này, NTU đã tạo ra lớp phủ bằng cách cấy cơ chế tạo flavonoid từ thực vật vào cho một nấm men thông thường, quy trình tương tự như sản xuất vắc-xin. Phản ứng men tạo ra flavonoid có đặc tính chống vi khuẩn vượt trội so với các mẫu chế trực tiếp từ cây trồng và không cần phải chế biến thêm.

Nguyễn Duy

(Dịch từ HC/MSE/NBC/NC/NC- 8/2018)

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.