Multimedia Đọc Báo in

Bí ẩn về "du khách giữa các vì sao" Oumuamua

08:40, 24/09/2020

Tháng 10-2017, giới thiên văn học đã phát hiện thấy vật thể lạ Oumuamua ghé thăm hệ Mặt trời.

Theo Bách khoa thư mở, Oumuamua là một vật thể liên sao xuất hiện qua hệ Mặt trời. Nó được phát hiện bởi ông Robert Weryk vào ngày 19-10-2017 nhờ kính thiên văn Pan-STARRS khi vật thể này nằm cách trái đất khoảng 0,2 AU (30.000.000 km). Tên gọi Oumuamua đã được Pan-STARRS chọn, có nguồn gốc từ tiếng Hawaii, nghĩa là “trinh sát” hoặc “sứ giả”. Ban đầu Oumuamua được cho là một sao chổi, sau đó được phân loại lại như một tiểu hành tinh. Đây là lớp đầu tiên của một lớp mới gọi là các tiểu hành tinh hyperbolic.

Theo nghiên cứu được công bố ngày 17-8-2020 trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters của Mỹ, hai nhà vật lý thiên văn tại Viện Khoa học không gian và thiên văn Hàn Quốc (KASSI) Avi Loeb và Thiem Hoang cho rằng vật thể liên sao xuất hiện qua hệ Mặt trời có thể là vật thể nhân tạo ghé thăm. Oumuamua dài và mỏng, hình điếu xì gà, khoa học không thể xác định được nó là sao chổi hay thiên thạch bởi có quỹ đạo kỳ lạ. Sau khi bay quanh quỹ đạo Mặt trời, Oumuamua đột nhiên tăng tốc và trở lại không gian liên sao. Yếu tố này càng làm cho câu chuyện trở nên huyền bí. Nhiều người tin rằng đó thực sự là một loại phi thuyền không gian của người ngoài hành tinh tình cờ đi ngang qua chúng ta và mượn trọng lực cực lớn của mặt trời để tăng tốc sang một hệ Mặt trời khác.

“Du khách giữa các vì sao” Oumuamua.
“Du khách giữa các vì sao” Oumuamua.

Oumuamua hiện vẫn gây tranh cãi trong giới nghiên cứu khoa học về các khía cạnh sau:

- Hình dạng: Hình dạng khác thường của Oumuamua khiến nó được gọi là “điếu xì gà không gian”, không đầu lẫn đuôi vì nó là đám mây bụi và khí bay xung quanh sao chổi khi chúng đến gần mặt trời. Rất có thể màu hơi đỏ của Oumuamua cho thấy khả năng nước đóng băng bên trong. Đây chỉ là một trong nhiều cách giải thích mà cho đến ngày nay vẫn còn tranh cãi.

-  Oumuamua được phát hiện một cách tình cờ: Theo NBC News, người đầu tiên có công phát hiện ra Oumuamua là Robert Weryk, một nhà nghiên cứu ở Đại học Hawaii. Việc “khai quật điếu xì gà” là sự việc hết sức ngẫu nhiên. Vào ngày 19-10-2017, khi tìm kiếm các tiểu hành tinh đang tiến đến trái đất bằng kính viễn vọng Pan-STARRS ở Maui, Hawaii, Robert Weryk đã tìm thấy “điếu xì gà” khổng lồ nói trên. Khi xem xét vật thể lạ trong hai hình ảnh được chụp vào đêm hôm trước, Robert Weryk phát hiện thấy Oumuamua rất phẳng và dài, nhào lộn trong không gian như một vận động viên bơi lội vụng về. Hết giờ làm việc, kiểm tra Oumuamua, Weryk phát hiện thấy nó đang thực hiện những động tác lộn nhào mới. Điều này làm Robert Weryk quan tâm, cho thấy nó có nguồn gốc từ bên ngoài hệ Mặt trời.

- Sự thật Oumuamua là cái gì?: Mặc dù đã có nhiều giả thiết nhưng cộng đồng khoa học vẫn chưa giải mã cụ thể Oumuamua là cái gì. Một số người suy đoán là sao chổi, nhưng thực sự chỉ là tàn tích bụi bặm. Cũng có giả thiết xem đây là một hành tinh, hoặc một tảng đá tách khỏi một hành tinh... Cũng có ý kiến khác nhấn mạnh đây là một vật thể không gian mới hoàn toàn. Đến nay đã gần 3 năm trôi qua, hầu hết các nhà khoa học đều có xu hướng coi Oumuamua như một sao chổi. Sự phân loại này dựa trên tốc độ khá nhanh của nó, hướng về phía được đẩy ra ngoài (giải phóng khí bị mắc kẹt), chính xác là thứ đẩy sao chổi trong không gian.

-Oumuamua là của người ngoài hành tinh?: Ngay sau khi phát hiện thấy Oumuamua, nhiều người lập luận và xem đây là con tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh. Ban đầu, giới khoa học đã phủ nhận những suy đoán như trên, nhưng mới đây Avi Loeb, người đứng đầu khoa thiên văn ở Đại học Harvard đã tuyên bố Oumuamua là một cấu trúc nhân tạo ngoài hành tinh. Loeb đã viết một bài báo sau khi kiểm chứng khái niệm này, cho rằng đã đến lúc cộng đồng nhà khoa học nên thẳng thắn và cởi mở khi suy đoán về sự kiện này. Sau khi Loeb châm ngòi, các nhà nghiên cứu ở dự án Breakthrough Listen đã kiểm chứng Oumuamua bằng cách sử dụng một kính viễn vọng có đôi tai mạnh đến mức có thể bắt được điện thoại di động trong không gian. Tuy nhiên, thiết bị không bắt được tín hiệu gì, không có người ngoài hành tinh, hay ít ra đến nay các công nghệ mà con người có được không thể xác định được điều này.

Khắc  Duy

(Dịch từ SAC/Grunge/NASA/SDC-8/2020)

 

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Hướng về cội nguồn dân tộc
Cùng với các địa phương trong cả nước, trong hai ngày 17 và 18/4 (nhằm ngày 9 và 10/3 âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đình Lạc Giao, tỉnh Đắk Lắk đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước.