Multimedia Đọc Báo in

Những phát minh mới có tính ứng dụng cao

16:14, 23/04/2021

Tua-bin gió không cánh

Vortex Bladeless – một doanh nghiệp khởi nghiệp của Tây Ban Nha vừa phát triển thành công một loại tua-bin gió không cánh có tên Vortex để sản xuất điện năng. Khác với tua-bin thông thường sử dụng gió để quay cánh quạt, Vortex sử dụng chuyển động và ma sát do không khí va vào cột cao hơn 3 m tạo ra năng lượng. Nguyên lý hoạt động của Vortex dựa trên sự đổ xoay của gió - là hiện tượng khí động học xảy ra khi không khí va vào một vật thể rắn khiến vật thể này dao động. Nhờ gió đẩy tua-bin theo một hướng, một trong hai vòng nam châm được đặt ở chân cột sẽ kéo tua-bin trở lại vị trí cân bằng theo chiều ngược lại. Nếu tốc độ gió thấp, cặp nam châm này vẫn tạo ra và duy trì lực hút - đẩy, giúp tua-bin dao động liên tục để sinh điện. Chuyển động hút – đẩy của tua-bin được chuyển đổi thành điện năng bằng cách sử dụng một máy phát điện xoay chiều làm tăng tần số dao động.

Tua-bin Vortex cao hơn 100 m, đủ sức tạo ra 1MW điện mỗi ngày. Ngoài việc chạy êm và nhỏ hơn, Vortex còn là “cứu cánh” cho hàng trăm nghìn con chim bị chết hàng năm bởi tua-bin truyền thống gây ra và được xem là giải pháp năng lượng sạch, bền vững cho tương lai.

Tim nhân tạo – niềm hy vọng cho người chờ hiến tạng

Công ty Carmat của Pháp vừa phát triển thành công tim nhân tạo mới có thể thay thế toàn bộ tim sinh học của con người, được xem là giải pháp tình thế cho nhóm người chờ tim hiến tặng. Trái tim nhân tạo này có hình dáng tương tự tim người, nặng 4 kg, hoạt động nhờ hai bộ pin có thời lượng 4 giờ trước khi cần kết nối với bộ cung cấp điện chính. Ngoài ra, nó còn được trang bị các cảm biến phát hiện huyết áp và một thuật toán kiểm soát lượng máu lưu thông theo thời gian thực để giúp bệnh nhân thoải mái trong sinh hoạt, kể cả khi hoạt động nặng hay nằm nghỉ. Riêng các chi tiết tiếp xúc với máu người được làm từ vật liệu tương thích nên hạn chế tối đa phản ứng bất lợi và bảo dưỡng sau cấy ghép. Tính đến cuối 2020, Carmat đã cho ra đời 20 trái tim nhân tạo, phù hợp với phần lớn đàn ông hơn là phụ nữ vì nó hơi to. Vì lý do này, Carmat hiện đang cải tiến, hoàn thiện để phù hợp với mọi đối tượng.

Tim nhân tạo được xem là giải pháp tình thế cho những người chờ hiến tạng.
Tim nhân tạo được xem là giải pháp tình thế cho những người chờ hiến tạng.

Sắp có vắc-xin ung thư cá nhân hóa

Đại học Y Harvard Mỹ (HMS) vừa công bố nghiên cứu trên tạp chí Nature Medicine về triển vọng một loại vắc-xin ung thư được cá thể hóa, có tên là NeoVax. Kết quả thật hứa hẹn, phản ứng miễn dịch do vắc-xin gây ra ở tất cả các bệnh nhân và có thể “tồn tại trong nhiều năm”.

Phó Giáo sư Patrick Ott, đồng tác giả nghiên cứu cho hay, tác dụng của vắc-xin là khiến hệ miễn dịch tạo ra các tế bào T chống khối u đặc hiệu cho từng khối u và bệnh nhân. Tế bào T là một loại tế bào bạch cầu quan trọng giúp hệ thống miễn dịch phát triển khả năng miễn dịch lâu dài đối với các bệnh viêm nhiễm và tự miễn dịch. “Trong ung thư học, khi phát hiện ra một đột biến và sau đó sử dụng một liệu pháp nhắm mục tiêu được gọi là tiếp cận “cá nhân hóa”. Vì vậy, những loại vắc xin được cá nhân hóa sẽ thực sự hiệu quả, bởi chúng được điều chỉnh cho phù hợp với từng bệnh nhân”, Phó GS Patrick Ott cho hay.

Tuy rất triển vọng song theo phó GS Patrick Ott, đây không phải là bằng chứng chắc chắn khẳng định vắc xin ung thư được cá nhân hóa sẽ có hiệu quả với tất cả mọi người. Nhóm nghiên cứu hiện đang xem xét việc thay đổi vắc-xin để thử nghiệm trên nhiều loại và giai đoạn khối u khác nhau.

Khắc Duy 

(Dịch từ IMC/NAC/FC/IMC/CNN/OAC– 3 và 4/2021)

 

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.