Multimedia Đọc Báo in

Bệnh đau đầu vận mạch và biện pháp phòng ngừa

08:43, 07/01/2017

Áp lực công việc, học tập căng thẳng, tâm lý bất ổn, sống trong môi trường nhiều tiếng ồn ào, thời tiết, khí hậu thay đổi là những nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu vận mạch ở mọi lứa tuổi.

Bệnh nhân Phạm Thị Thủy (37 tuổi, trú phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột) bị đau đầu thường xuyên, cơn đau thường nhiều hơn vào buổi chiều tối, đau dữ dội, kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, công việc và cuộc sống của chị. Mỗi lần đau, chị thường tự mua thuốc giảm đau để uống nhưng càng ngày cơn đau càng nặng hơn. Khi không chịu đựng được, chị mới đến bệnh viện khám, được bác sĩ tư vấn cách thư giãn và điều trị kịp thời, đến nay tình trạng đau đã giảm hẳn.

Bệnh nhân bị đau đầu vận mạch kéo dài sẽ khiến cơ thể thiếu máu não, thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
Bệnh nhân bị đau đầu vận mạch kéo dài sẽ khiến cơ thể thiếu máu não, thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.

 

 

Tập thể dục, áp dụng liệu pháp vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị đau đầu vận mạch rất hiệu quả. Ngoài ra, những bệnh nhân đau đầu vận mạch nên khám sức khỏe định kỳ sáu tháng một lần để được bác sĩ thăm khám tìm nguyên nhân đau đầu vận mạch và tư vấn điều trị phù hợp. 

 

 
Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Bích Liên

Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Bích Liên (khoa Khám, Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: “Đau đầu vận mạch là chứng đau đầu do sự co thắt của các mạch máu vùng đầu và vùng sọ não, thái dương. Các động mạch co thắt dẫn đến tình trạng thiếu máu não tạm thời, gây ra những cơn đau, đặc biệt khi bệnh nhân căng thẳng, lo lắng kéo dài, trầm cảm, stress. Biểu hiện chủ yếu của bệnh đau đầu vận mạch là những cơn đau dữ dội, kéo dài vùng thái dương và vùng trước trán, có thể gây nôn hoặc buồn nôn… Thời tiết chuyển mùa, lượng bệnh nhân đau đầu vận mạch đến khám tại bệnh viện càng tăng lên đáng kể”.

Bệnh đau đầu vận mạch nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh tiến triển ngày càng nặng, tình trạng máu lên não thiếu oxy kéo dài sẽ gây ra tình trạng tai biến mạch máu não, có thể gây liệt nửa người hoặc liệt các chi. Bên cạnh đó, đau đầu vận mạch kéo dài sẽ khiến cơ thể thiếu máu não, thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi. Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Liên khuyến cáo: “Bệnh đau đầu vận mạch rất nguy hiểm, cần có cách phòng ngừa bệnh hợp lý, hạn chế lo lắng, căng thẳng. Đặc biệt là người mắc bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, tập lối sống nhẹ nhàng, khoa học, giảm cường độ làm việc vì áp lực công việc có ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh nói chung và thần kinh thái dương nói riêng, môi trường làm việc cần thoải mái. Nên tham gia tập luyện các môn thể thao như: yoga, dưỡng sinh, đi bộ…”.

Bệnh đau đầu vận mạch là bệnh khó điều trị dứt điểm và thường hay tái phát. Khi bị đau đầu vận mạch, nhiều bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giãn mạch, làm giảm cơn đau thắt. Tuy nhiên, nên hạn chế việc tự chữa tại nhà, khi sử dụng thuốc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Trần Lan


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.