Multimedia Đọc Báo in

Phòng bí tiểu sau sinh

08:15, 05/10/2019

Bí tiểu sau sinh (hay còn gọi là triệu chứng rối loạn đường tiểu) tức là buồn đi tiểu nhưng không thể đi được và có cầu bàng quang căng khi khám. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến sản phụ cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt.

Bí tiểu sau sinh tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu về vận động và cảm giác cho người mẹ. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 13-15% sản phụ sau sinh gặp tình trạng này. Vì vậy, cần hiểu rõ tình trạng bệnh để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị tích cực.

Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, bí tiểu sau sinh là do trong chuyển dạ sinh, ngôi thai xuống thấp thì đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn và khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang gây nên hiện tượng bí tiểu.

Sản phụ nên vận động sớm để phòng bí tiểu sau sinh.
Sản phụ nên vận động sớm để phòng bí tiểu sau sinh.

Biểu hiện của bệnh là sau sinh khoảng 3 - 4 giờ trở đi, người mẹ có cảm giác mắc đi tiểu nhưng không thể nào đi tiểu được. Khám lâm sàng thấy bụng mềm, vùng dưới rốn ngoài khối cầu an toàn đó là khối tử cung co hồi tốt, xuất hiện một khối cầu khác đó là cầu bàng quang, ấn vào cảm giác căng tức. Sau khi được hướng dẫn tập đi tiểu như ngồi theo tư thế tự nhiên, đắp ấm trên bụng vùng dưới rốn và mở vòi nước cho chảy từ từ nhưng sản phụ vẫn không tự đi tiểu được; cảm giác ngày càng căng tức và khó chịu.

Để giải quyết tình trạng này, sản phụ cần tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu, dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, dùng thuốc kháng viêm chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang và nguyên tắc sau cùng là hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường. Đồng thời kết hợp chườm ấm vùng bụng dưới rốn, uống nhiều nước.

Để phòng bí tiểu sau sinh, các bác sĩ thường khuyến khích sản phụ vận động sớm, tự đi tiểu không nên lo sợ đau đớn đối với vết may tầng sinh môn, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Uống nhiều nước, không nên nín tiểu, vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ. Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm trùng vết may tầng sinh môn. Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh, cũng như cung cấp sữa mẹ cho con bú được đầy đủ.

Liên Chi


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.