Multimedia Đọc Báo in

Thông tin nông nghiệp mới

06:27, 24/09/2011

1. Loại ớt cay nhất thế giới
Vào mùa xuân tới, Nhà máy chế biến ớt Chili Factory của Australia sẽ chính thức xuất xưởng một sản phẩm mới, nước sốt ớt được sản xuất từ loại ớt cay nhất thế giới có tên là Trinidal Scorpion Butch T (gọi tắt là ớt SBT), độ cay 1.463.700 điểm theo thang độ nhiệt Scoville. Để so sánh, loại ớt có thang độ Scoville 1.000.000 đã được Ấn Độ dùng để sản xuất lựu đạn chống khủng bố, như vậy cho thấy ớt SBT mới được xếp là cay nhất hành tinh, cay hơn cả ớt nổi tiếng nhất thế giới từ xưa đến nay có tên là Infinity Chilli có độ cay gấp 300 lần ớt truyền thống. Do có độ cay như vậy nên khi chế biến người ta phải mang trang phục phòng hộ cẩn thận. Butch T là loại ớt chuyển gen hoàn hảo nhằm sản xuất capsaicin hay còn gọi là hóa chất tạo nhiệt. Theo chuyên gia ớt người Australia, ông Mark Peacock, việc sử dụng phân bón, quá trình hoạt động của các loại côn trùng đã tạo ra những loài khuẩn thân thiện xung quanh rễ cây ớt và cuối cùng đã làm tăng độ cay cho quả ớt sau khi chín.

 
2. Phương pháp mới bảo quản thịt tươi lâu tới 3 năm
Từ lâu việc bảo quản thịt tươi gặp không ít khó khăn, phần lớn đều được bảo quản trong điều kiện lạnh đông hay trong giấy gói đặc biệt nhưng cũng chỉ bảo quản được trong thời gian nhất định. Để khắc phục tình trạng này, giáo sư Daniel J. Osullivan cùng các cộng sự ở  ĐH Minnesota (Mỹ) vừa phát minh ra phương pháp mới có thể bảo quản thịt tươi tới 3 năm. Trong phương pháp bảo quản truyền thống, người ta thường dùng chất kháng khuẩn có tên là nisin, có tác dụng với các loại khuẩn Gram dương như Lactobacillus, nhưng lại không có tác dụng đối với khuẩn E.Coli và Salmonella Gram âm. Trong phương án mới này, người ta đã dùng hợp chất kháng khuẩn mới có tên là basin thay thế, đây là hợp chất được cách ly từ khuẩn Bifidobacterium longum, một loại khuẩn có trong tự nhiên trong hệ thống tiêu hóa của con người nên có tác dụng cả với con người, với khuẩn Gram âm lẫn khuẩn Gram dương nên có thể bảo quản thịt tươi lâu tới 3 năm không bị thối rữa, mất mùi mà hương vị, chất lượng vẫn bảo đảm, hạn chế các bệnh lây lan qua đường thực phẩm và quan trọng hơn là rẻ tiền, dễ sử dụng và phù hợp với các nước đang phát triển.
 
3.Trồng thuốc lá GM để sản xuất thuốc chữa HIV
Tạp chí Physyorg.com của Anh số gần đây cho biết tại Anh hiện nay người ta đang thử nghiệm trồng các loại cây thuốc lá chuyển gen (Genetically modified tobacco) để phục vụ cho mục đích sản xuất thuốc chữa bệnh HIV. Đây là dự án rất mới do một Công-xóc-xiom có tên là Pharma- Planta thực hiện, tổ chức gồm các thành viên của 28 viện nghiên cứu và 4 công ty châu Âu dưới sự tài trợ của Liên minh châu Âu. Mục đích của liên doanh này là tạo ra các loại dược phẩm hữu ích từ cây trồng, đặc biệt là các phân tử có tên là monoclonal antibodies. Sau 45 ngày trồng trong nhà kính, người ta thu hoạch cây thuốc lá và chiết xuất lấy các kháng thể hữu ích.  Chi tiết của dự án chưa được công bố cụ thể nhưng theo nguồn tin sơ bộ thì đây là dự án này mang tính khả thi cao trong việc điều trị bệnh HIV, đặc biệt là sản xuất ra kháng thể monoclonal kháng HIV hay còn loại thuốc giá rẻ, thân thiện, phù hợp với điều kiện của các nước nghèo đang phát triển.
 

KN (Theo SD/PC - 8-2011)

Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.