Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ phát triển nông, lâm và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

09:50, 23/12/2022

Theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2025, có 7 nội dung được điều chỉnh để hưởng chính sách đặc thù.

Cụ thể: Hỗ trợ chuyển đổi diện tích cà phê kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả dài ngày: các đối tượng ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, biên giới, vùng cao sẽ được hỗ trợ 70 – 100% cây giống nhưng không quá 15,5 – 22 triệu đồng/ha. Mỗi năm hỗ trợ tối đa 300 ha.

ảnh
Trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê. (Ảnh minh họa)

Hỗ trợ áp dụng công nghệ chăn nuôi lợn tiết kiệm nước và thân thiện với môi trường: mỗi năm hỗ trợ tối đa từ 6 – 60 trang trại tùy theo quy mô. Đối với trang trại quy mô lớn được hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/trang trại (6 trang trại/năm); trang trại quy mô vừa được hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/trang trại (24 trang trại/năm); trang trại quy mô nhỏ được hỗ trợ tối đa 25 triệu đồng/trang trại (60 trang trại/năm).

Hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng bè, gồm: hỗ trợ chi phí đóng mới lồng bè nuôi cá đối với các hộ gia đình, cá nhân tối đa 10 triệu đồng/lồng, tối thiểu là 10 lồng bè/hộ; đối với các tổ hợp tác, HTX được hỗ trợ tối đa 7 triệu đồng, với quy mô 30 lồng bè trở lên.

Hỗ trợ thả cá giống bổ sung nguồn lợi thủy sản cho các thủy vực: mức hỗ trợ 200 triệu đồng/năm.

Hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thải, ao lắng: mức hỗ trợ 50% chi phí (không quá 200 triệu đồng/cơ sở) cho các cơ sở chế biến nông, lâm và thủy sản có dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, ao lắng phục vụ sản xuất kinh doanh bảo đảm môi trường với mức đầu tư 400 triệu đồng trở lên. Mỗi năm bố trí tối đa 14 cơ sở chế biến.

ảnh
Thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản ở hồ Krông Búk hạ (huyện Krông Pắc).

Hỗ trợ phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường, gồm: hỗ trợ toàn bộ kinh phí xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và phát triển chỉ dẫn địa lý theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phí, lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, mức hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng/hợp tác xã; hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng/hợp tác xã để xây dựng mã số, mã vạch; hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/năm đối với HTX để tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường mạnh.

Hỗ trợ chuyển hóa rừng trồng sản xuất gỗ nhỏ sang rừng trồng sản xuất gỗ lớn: hỗ trợ chi phí tỉa thưa, chăm sóc và bảo vệ rừng chuyển hóa kinh doanh hỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn, có chu kỳ tối thiểu 10 năm. Mức hỗ trợ tối đa 4,3 triệu đồng/ha (chia làm 2 lần), trong trường hợp rừng đủ điều kiện chuyển hóa một lần thì được hỗ trợ một lần theo mức 3 triệu đồng/ha.

Đối tượng áp dụng là các tổ hợp tác, HTX, Liên hiệp HTX được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình, cá nhân tham gia HTX theo quy định, có hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh; các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hỗ trợ phát triển nông, lâm và thủy sản. Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(Video) Hướng về cội nguồn dân tộc
Cùng với các địa phương trong cả nước, trong hai ngày 17 và 18/4 (nhằm ngày 9 và 10/3 âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đình Lạc Giao, tỉnh Đắk Lắk đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước.