Thời gian gần đây, một số nông dân ở buôn Mghí (xã Yang Mao, huyện Krông Bông) đã chuyển đổi cây trồng, trồng xen nhiều loại cây ăn quả có giá trị, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định.
Từ tin báo của quần chúng nhân dân qua trang zalo, Công an huyện Krông Năng đã phát hiện 1 điểm trồng cây cần sa trái phép.
Trước đây, trên 1,5 ha đất canh tác của gia đình, anh Lê Văn Hải ở buôn Pan B, xã Ea Yông (huyện Krông Pắc) chủ yếu trồng cà phê. Tuy nhiên, những năm gần đây cà phê bắt đầu già cỗi, sản lượng giảm, giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế đem lại không cao.
Xác định khoa học kỹ thuật là chìa khóa để phát triển nông nghiệp những năm qua huyện Ea Kar đã nỗ lực đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước thay đổi tập quán, cách thức sản xuất của người dân địa phương.
Hội Nông dân phường Đạt Hiếu (thị xã Buôn Hồ) vừa ra mắt Tổ hợp tác sản xuất kinh doanh và dịch vụ trái cây Thành Đạt.
"Một trăm câu nói hay không bằng một việc làm tốt" - đây là kinh nghiệm quý mà ông Y Hiền Niê (SN 1959, buôn Adrơng Điết, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk) đã đúc rút sau gần 13 năm làm Bí thư Chi bộ buôn.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xã Dray Bhăng (huyện Cư Kuin) luôn chú trọng thực hiện các tiêu chí giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người dân.
Quyết tâm giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao thu nhập gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, phụ nữ xã Ea Knuếc (huyện Krông Pắc) đã nỗ lực vượt khó, tích cực học tập, lao động sáng tạo.
Với 400 hội viên sinh hoạt ở 16 chi hội thôn, buôn, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Ea Tam (huyện Krông Năng) đã phát huy hiệu quả phong trào CCB gương mẫu, tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần thay đổi diện mạo địa phương.
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Búk về tiếp tục giảm nghèo bền vững tại xã Ea Sin giai đoạn 2016 - 2020 bộ mặt nông thôn ở xã đặc biệt khó khăn này đã thực sự "thay da đổi thịt",
Dưới cái mác là "cây thảo mộc" dùng để phòng bệnh trong chăn nuôi, một số người dân trên địa bàn tỉnh đã đưa cây cần sa vào trồng trái phép trong vườn rẫy của gia đình.
Chủ động tìm tòi, sáng tạo trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều nông dân trong tỉnh đã thành công, trở thành tỷ phú.
Anh Nguyễn Thanh Chiến (thôn 8, xã Pơng Drang, huyện Krông Búk), một giáo viên Vật lý rất say mê nghề làm vườn. Ngoài giờ dạy trên lớp, anh Chiến còn tranh thủ thời gian chăm sóc khu vườn rộng 2 ha, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, mãng cầu hoàng hậu, bưởi da xanh, mít thái.
Với quyết tâm bứt phá ngay từ năm đầu nhiệm kỳ, sau thành công của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Krông Búk lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã sớm xây dựng chương trình hành động với những giải pháp đồng bộ nhằm đưa địa phương phát triển mạnh, bền vững theo mục tiêu đề ra.
Sau gần 20 năm “bén duyên” với vùng đất Đắk Lắk, cây mắc ca mà hạt của nó được mệnh danh là “Hoàng hậu quả khô” đã cho những lô hàng xuất khẩu chính ngạch đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Và đây cũng là cơ hội để Đắk Lắk xây dựng, phát triển thương hiệu mắc ca trên thị trường quốc tế.
Hơn 15 năm làm Chi hội trưởng phụ nữ, 5 năm là đại biểu HĐND xã, với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của bản thân, chị H'Luin Mlô ở buôn Trắp, xã Ea Drông (TX. Buôn Hồ) luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.