Multimedia Đọc Báo in

"Con mắt Sahara" - cấu trúc địa chất bí ẩn tại sa mạc Sahara

14:08, 25/11/2019
"Eye of the Sahara”, Guelb er Richat, Eye of Africa hay Richat structure (Con mắt Sahara hay Mắt xanh châu Phi hoặc Cấu trúc Richat, viết tắt là EoS) là một cấu trúc địa chất khổng lồ gồm nhiều vòng elip đồng tâm nằm ở phía tây Mauritania thuộc Sahara.
 
Ở phía bắc châu Phi với diện tích hơn 9 triệu km², có niên đại gần 2,5 triệu năm tuổi, Sahara là sa mạc lớn nhất trái đất, hoang mạc lớn thứ ba trên trái đất (sau châu Nam Cực và vùng Bắc Cực), tương đương diện tích của Mỹ hay Trung Quốc.

EoS có dạng tròn đồng tâm, đường kính rộng hơn 40 km, nằm gần thị trấn Oudane (thuộc Cộng hòa Hồi giáo Mauritania), xuất hiện từ hàng triệu năm về trước. EoS được hai phi hành gia người Mỹ là Jim McDivitt và Ed White phát hiện tháng 6-1965 khi đang làm việc trên tàu không gian Gemini IV. Ngay lập tức, EoS đã gây sự chú ý trên toàn thế giới. Sở dĩ cấu trúc địa chất này có tên gọi như vậy là do có hình dạng như mắt người hoặc động vật nếu nhìn từ không gian xuống.

Nhiều giả thiết cho rằng EoS là tàn tích của thành phố Atlantis.
Nhiều giả thiết cho rằng EoS là tàn tích của thành phố Atlantis.

Kể từ khi được phát hiện, EoS đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhưng đến nay vẫn chưa phát hiện được những bí ẩn của nó. Có giả thiết cho rằng là EoS là do thiên thạch tạo nên, do trầm tích núi lửa, thậm chí còn có giả thiết cho rằng nó thuộc về nền văn minh cổ đại nay đã biến mất, hoặc do người hành tinh khác xây dựng...

Tuy nhiên, giả thiết được xem “nặng ký” hơn cả là giả thiết của hai nhà địa chất Canada là Guillaume Matton và Michel Jébrak đưa ra năm 2014 cho rằng EoS được hình thành từ một sự thay đổi địa chất diễn ra cách đây hàng chục triệu năm.

Theo đó, cách đây khoảng 100 triệu năm, một vụ phun trào dữ dội đã xảy ra làm sụp đổ mái vòm; sự bào mòn của gió và thời gian đã làm phần còn lại để tạo ra EoS như ngày nay. Mỗi vòng tròn có các loại đá khác nhau, chúng bị bào mòn ở tốc độ không đồng nhất. Vòng tròn màu nhạt gần tâm là đá núi lửa được tạo ra trong vụ nổ đó. Tại đây người ta phát hiện tới 4 loại đá khác nhau như kimberlites, carbonatites, bazan màu đen và đá rhyolit, tất cả đều là những loại đá nằm sâu dưới vỏ trái đất.

Một trong những lý do khiến EoS chưa được nghiên cứu nhiều là do nó tọa lạc ở nơi độc đáo nhất hành tinh - sa mạc Sahara, nơi có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, khô cằn, không có nước. EoS có chu vi khoảng 46 km. Nhờ tàu không gian Gemini VI, con người phát hiện ra EoS và ngay sau đó, các nhà địa chất đã phát hiện thấy nhiều điều  thú vị. Do EoS nằm ở thị trấn Ouadane, Mauritania, Bắc Phi nên cũng có giả thiết cho rằng đây là thành phố huyền thoại Atlantis (Atlantis hay Đảo Atlas là một hòn đảo hư cấu đề cập trong một câu chuyện ngụ ngôn, đã tồn tại khoảng 9.000 năm trước thời Plato).

Theodore Monod, nhà tự nhiên học người Pháp (1902-2000), người đã bỏ ra gần cả đời mình để nghiên cứu về Sahara. Ông có mặt lần đầu tại Sahara khi mới 20 tuổi, và sau đó bị cuốn vào dự án nghiên cứu về EoS. Theodore Monod tìm thấy một khu vực chứa đầy các công cụ cuội được tạo ra bởi người tiền sử có niên đại từ 100.000 đến 500.000 năm trước. Ngoài ra ông còn tìm thấy hài cốt của một loài người cổ đại có tên Asselar thuộc thời kỳ đồ đá mới.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra 4 loại đá khác nhau ở EoS.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra 4 loại đá khác nhau ở EoS.

Các nhà khoa học cũng đã đưa ra giả thuyết rằng mái vòm đồng tâm khổng lồ sụp xuống là do một vụ phun trào cổ đại gây ra bởi magma (đá nhão nóng chảy trong lòng đất) phun trào, mái vòm có thể chết dần qua quá trình phong hóa như đề cập ở trên, cuối cùng cho ra đời cấu trúc như được đề cập. Do được đá núi lửa được tạo ra nên bên trong mỗi vòng đồng tâm này có chứa các vật liệu dễ bị xói mòn bởi thời tiết khiến nó có màu sắc riêng biệt, và chỉ nhìn rõ khi ở trên cao.

Mặc dù khoa học vẫn chưa chắc chắn 100% về cách thức tác động của kiến tạo mảng và phong hóa tạo nên mái vòm, nhưng những gì còn lại là bằng chứng rõ nhất từ thiên nhiên nhiên kiến tạo nên EoS. Đây là lời giải có cơ sở và tin cậy nhất về “Con mắt Sahara” cho tới thời điểm hiện nay.

Nguyễn Duy

(Dịch từ TCC/SC/BI/EWO-7/2019)

 

 


Ý kiến bạn đọc


Chủ động ngăn ngừa “giặc lửa” tấn công rừng
Mùa khô Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn cao điểm. Nắng nóng kèm theo gió lớn khiến thảm thực bì ở những cánh rừng khô nhanh làm tăng nguy cơ cháy rừng. Với phương châm “phòng cháy hơn chữa cháy” các ngành chức năng, chủ rừng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để phòng ngừa “giặc lửa” tấn công rừng.