Multimedia Đọc Báo in

Bí ẩn "Thành phố của các vị thần" Teotihuacan

09:35, 28/10/2019
Teotihuacan, thành phố thời tiền Colombo ở Mexico thuộc nền văn minh nổi tiếng Maya với nhiều bí ẩn thú vị hiện đang được khoa học hiện đại nghiên cứu, giải mã.

Teotihuacan theo ngôn ngữ cổ đại Nahuatl có nghĩa là “Thành phố của các vị thần”, nơi có Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 5 đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1987. Teotihuacan tọa lạc trong lòng chảo Mexico, cách TP. Mexico ngày nay 50 km về phía đông bắc, thuộc nền văn minh Maya.

Vào thời kỳ hoàng kim (khoảng năm 500 trước Công nguyên - TCN), thành phố Teotihuacan rộng tới 20 km2, dân số ước tính khoảng 200.000 người. Người dân định cư ở đây vào năm 400 TCN, nhưng ba thế kỷ sau đó thành phố này mới phát triển sôi động, nhất là khi có sự xuất hiện của những người tị nạn từ Cuicuilco, một thành phố bị phá hủy bởi núi lửa. Vào khoảng năm 750 TCN trung tâm Teotihuacan bị hỏa hoạn, có thể là do nổi dậy hoặc do nội chiến. Nhiều thế kỷ sau, khu vực này trở thành nơi hành hương của người Aztec. Thành phố là nơi hội tụ của giới thương nhân bốn phương, tổ chức các lễ nghi tôn giáo lớn, trong đó có tục dùng người sống để tế thần được các nhà cai trị linh mục của thành phố đứng ra tổ chức.

Đại lộ Tử thần ở Teotihuacan.
Đại lộ Tử thần ở Teotihuacan.

Thành phố Teotihuacan có khoảng 2.000 căn hộ một tầng, nổi tiếng là Đại lộ Tử thần (Calle de los Muertos) dài 2,4 km. Tọa lạc phía bắc của đại lộ này là Kim tự tháp Mặt Trăng cao 43 m, kích thước 130 x 156 m. Dọc theo phía nam của đại lộ là công viên Ciudadela (thành Citadel). Trong thành có Đền Quetzalcoatl (Đền thờ rắn lông vũ) dưới dạng một kim tự tháp bị cắt cụt. Kim tự tháp Mặt Trời trải dài từ phía đông của Đại lộ Tử thần, cao 66 m so với mặt đất, kích thước 220 x 230 m, được xây dựng với khoảng 765.000 m3 đá. Vào đầu những năm 1970, cuộc thám hiểm bên dưới kim tự tháp đã tiết lộ một hệ thống các hang động và hầm. Thành phố bắt đầu được khai quật vào năm 1884 và vào nửa cuối thế kỷ 20, nhưng sôi động nhất là những năm đầu thế kỷ 21.

Theo niên đại Teotihuacan thì thành phố này còn cổ xưa hơn cả những gì được giả định. Bằng chứng là khi người Aztec cổ đại đặt chân đến đây, thành phố đã được hình thành, từng là nền văn minh đầy bí ẩn và bị thất lạc, bị bỏ quên trong rừng rậm. Ngay cả cái tên Teotihuacan cũng được đặt sau này có nguồn từ ngôn ngữ Nahuatl của người Aztec.

Thiết kế nguyên thủy của Teotihuacan cho thấy người cổ đại không chỉ có kiến thức uyên thâm về chiêm tinh, thiên văn, toán học mà còn rất giỏi về kiến trúc, xây dựng. Teotihuacan được xây dựng mô phỏng chòm sao Orion. Nếu quan sát từ trên cao, cấu trúc Teotihuacan giống một bảng mạch điện tử trong đó Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng là hai chip xử lý chính.

Cổ vật được tìm thấy tại Teotihuacan
Cổ vật được tìm thấy tại Teotihuacan

Trước khi nghiên cứu về hệ thống kim tự tháp ở Teotihuacan, khoa học hiện đại đã phát hiện thấy nhiều công trình tương tự như kim tự tháp ở Ai Cập. Đến nay người ta đã phát hiện hơn 1.000 kim tự tháp ở khu vực Trung Mỹ, hơn 300 kim tự tháp ở Trung Quốc và hơn 200 ở Sudan, riêng Ai Cập có trên 120 kim tự tháp. Các nền văn minh cổ đại đều chọn xây dựng kim tự tháp bởi chúng đóng vai trò như một viên nang thời gian (Time capsule - một phương thức giao tiếp có chủ ý với con  người trong tương lai), và chúng đều có hình dạng giống nhau. Đặc biệt, các hệ thống này đều sản sinh và truyền tải năng lượng miễn phí, không cần dây dẫn và cung cấp năng lượng cho các thiết bị khác ở khoảng cách xa. Tuy nhiên, mục đích sử dụng năng lượng của các kim tự tháp ở Teotihuacan đến nay vẫn chưa được giải mã một cách chính xác.

Theo tờ Guardian (Anh), năm 2003 các nhà khảo cổ phát hiện thấy một đường hầm bên dưới kim tự tháp ở Teotihuacan. Tuy đã hơn 1.800 năm, đường hầm này vẫn còn nguyên vẹn, báu vật vẫn ở nguyên vị trí như lúc làm lễ tế thần. Đặc biệt các nhà khoa học còn phát hiện thấy dòng sông thủy ngân trong một hầm ngầm bên dưới Đền thờ rắn lông vũ. Đây là mắt xích quan trọng liên quan đến huyền thoại về lăng mộ hoàng gia ở Teotihuacan. Trần đường hầm có dấu vết của bột kim loại phát sáng, giống như ánh sao lấp lánh ban đêm. Đó là bột pyrit khiến người ta có cảm giác như đang đứng dưới một dải ngân hà. Nhóm khai quật còn tìm thấy một số quả cầu chứa hóa chất và khoáng chất chôn trong đất. Hàng trăm quả cầu vàng đã được khai quật ở các mức phân hủy khác nhau. Ngoài ra các nhà khảo cổ còn phát hiện thấy các bức tường được phủ Pyrit, làm cho một số đoạn đường hầm tỏa sáng lân tinh. Xem xét cặn kẽ và quét laser các nhà khoa học phát hiện thấy đường hầm kết thúc ở một khu vực khép kín hình chữ X, ngay  phía dưới chính tâm của kim tự tháp.

Theo phán đoán của khoa học hiện đại, rất có thể bột kim loại được mang từ một nơi khác tới để sơn trần hầm. Cũng tại đây, ở độ sâu trên 100 m bên dưới Đền thờ rắn lông vũ, người ta phát hiện thấy 50.000 hiện vật như xương động vật, công cụ lao động, kim loại, răng cá sấu xanh, pha lê và tượng điêu khắc mô tả báo đốm đang trong tư thế săn mồi... Đáng chú ý là mô hình núi non thu nhỏ, gắn với các bể thủy ngân lỏng tí hon tượng trưng cho hồ nước. Những hiện vật này được trưng bày tại Bảo tàng de Young ở San Francisco (Mỹ) kể từ tháng 9-2017.

 Nguyễn Duy

(Dịch từ Guardian/PC/BC-9/2019)

 


Ý kiến bạn đọc


Chủ động ngăn ngừa “giặc lửa” tấn công rừng
Mùa khô Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn cao điểm. Nắng nóng kèm theo gió lớn khiến thảm thực bì ở những cánh rừng khô nhanh làm tăng nguy cơ cháy rừng. Với phương châm “phòng cháy hơn chữa cháy” các ngành chức năng, chủ rừng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để phòng ngừa “giặc lửa” tấn công rừng.