Multimedia Đọc Báo in

Chủ động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi đi chợ

08:46, 24/04/2020

Chợ là nơi tập trung đông người, tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm bệnh trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Vì vậy, để bảo vệ bản thân và bảo đảm bữa ăn hằng ngày của gia đình thì mỗi người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh khi đến mua sắm tại các chợ.

Để hạn chế lây nhiễm dịch Covid-19 tại các chợ dân sinh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra nhiều khuyến cáo cho người mua và người bán hàng tại các chợ. Theo đó, người dân khi đi chợ nên chủ động bảo vệ mình bằng cách lựa chọn khu chợ sạch sẽ, thông thoáng. 

1
Ảnh minh họa

Theo khuyến nghị của WHO, vi rút SARS-CoV-2 sẽ bị tiêu diệt dưới ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím nên khó tồn tại và phát triển trong môi trường thoáng khí, nhiệt độ cao. Những khu chợ ẩm thấp, mất vệ sinh là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, trong đó có vi rút SARS-CoV-2.

Tuyệt đối không mua bán, ăn thịt các loại động vật hoang dã. Không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm bởi một số loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản nếu để lâu ngày sẽ mất dần chất dinh dưỡng.

Con đường lây truyền của vi rút SARS-CoV-2 qua đường giọt bắn khi ho, hắt hơi. Vì vậy, việc mang khẩu trang sẽ tạo màng chắn bảo vệ, hạn chế và phòng tránh được con đường lây nhiễm bệnh tại những nơi công cộng. Sau khi tháo khẩu trang, tuyệt đối không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh vi rút xâm nhập vào cơ thể. Rửa tay bằng xà phòng, nước sạch sau khi đi chợ về và trước khi chế biến món ăn.

Ngoài ra, việc sử dụng nhiều các sản phẩm đóng hộp hay đồ ăn sẵn cũng gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Bên cạnh đó, với những người làm việc, buôn bán tại các khu chợ dân sinh, nhất là buôn bán thực phẩm tươi sống, WHO khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đụng chạm với động vật và các sản phẩm từ động vật; tiệt trùng dụng cụ làm việc và khu vực làm việc ít nhất một lần trong ngày; mặc trang phục bảo hộ, găng tay, khẩu trang khi xử lý động vật và các sản phẩm của động vật; cởi bỏ trang phục bảo hộ sau khi làm việc, giặt găng tay hằng ngày và để trang phục bảo hộ ở nơi làm việc...

Tuân thủ ăn chín uống sôi, ăn đa dạng thực phẩm để tăng cường sức đề kháng; luyện tập thể dục thể thao; khi có dấu hiệu ho, sốt phải ý thức tự cách ly và liên hệ với cơ sở y tế nơi gần nhất để được hỗ trợ.

Võ Quỳnh


Ý kiến bạn đọc


Chủ động ngăn ngừa “giặc lửa” tấn công rừng
Mùa khô Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn cao điểm. Nắng nóng kèm theo gió lớn khiến thảm thực bì ở những cánh rừng khô nhanh làm tăng nguy cơ cháy rừng. Với phương châm “phòng cháy hơn chữa cháy” các ngành chức năng, chủ rừng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để phòng ngừa “giặc lửa” tấn công rừng.