Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục cho người yếu thế vay vốn tạo việc làm

10:23, 15/01/2020
Ngày 10-1-2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2/2020/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 29/2014/QĐ-TTg ngày 26-4-2014 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.
 
Theo đó, Thủ tướng quyết định tiếp tục thí điểm cho vay vốn tạo việc làm đối với những đối tượng trên tại 15 tỉnh, thành phố (trong đó có Đắk Lắk) đến hết ngày 31-12-2020. Đồng thời bổ sung quy định về việc ủy quyền vay vốn với các trường hợp trên. Cụ thể, các trường hợp vay vốn thông qua hộ gia đình mà thành viên của hộ gia đình không là chủ thể tham gia việc vay vốn thì phải ủy quyền cho người đại diện đứng ra vay vốn thông qua văn bản.
 
Khách hàng làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ea Súp. (Ảnh minh họa)
Khách hàng làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ea Súp. (Ảnh minh họa)
 
Nguồn vốn cho vay theo Quyết định này không còn được bố trí từ ngân sách Nhà nước theo kế hoạch hàng năm và các nguồn huy động hợp pháp khác như quy định cũ mà sẽ do Ngân sách Nhà nước cấp 50% trên tổng số kế hoạch nguồn vốn hằng năm và Ngân hàng Chính sách xã hội huy động 50% còn lại. Chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý trong hoạt động này do Ngân sách Nhà nước cấp bù.
 
Theo đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội Đắk Lắk, doanh số cho vay theo Quyết định 29/2014/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh đạt rất thấp. Từ khi triển khai đến nay dư nợ chỉ đạt gần 300 triệu đồng. Nguyên nhân là do các đối tượng yếu thế ngại tiếp cận hoặc đã được vay theo chương trình khác của Ngân hàng Chính sách xã hội; các tổ chức chính trị - xã hội và địa phương cấp cơ sở chưa quyết liệt trong việc xét duyệt cho vay...
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


Chủ động ngăn ngừa “giặc lửa” tấn công rừng
Mùa khô Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn cao điểm. Nắng nóng kèm theo gió lớn khiến thảm thực bì ở những cánh rừng khô nhanh làm tăng nguy cơ cháy rừng. Với phương châm “phòng cháy hơn chữa cháy” các ngành chức năng, chủ rừng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để phòng ngừa “giặc lửa” tấn công rừng.