Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường các giải pháp tiếp cận tín dụng cho phụ nữ, góp phần đẩy lùi "tín dụng đen"

21:29, 18/04/2019

Sáng 18-4, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Đắk Lắk, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức Hội thảo tăng cường các giải pháp tiếp cận tín dụng cho phụ nữ, góp phần đẩy lùi “tín dụng đen” tại Đắk Lắk.

f 
Toàn cảnh buổi hội thảo

Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể và 45 cán bộ, hội viên phụ nữ đến từ các cấp cơ sở Hội.

f
Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ và thảo luận những nội dung: thực trạng và giải pháp ngăn chặn “tín dụng đen”; giải pháp về nguồn vốn góp phần ngăn chặn “tín dụng đen”; tình hình triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế “tín dụng đen”; kết quả và phương hướng hoạt động nhằm tăng cường tín dụng trong nông nghiệp nông thôn; vai trò của Hội Phụ nữ trong khai thác và sử dụng nguồn vốn nhằm đẩy lùi “tín dụng đen”...

f
Một đại biểu huyện Cư M’gar đề xuất ý kiến tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa chia sẻ: Hội thảo nhằm tìm hiểu rõ hơn nhu cầu tiếp cận tín dụng chính thức của người dân, hệ lụy từ “tín dụng đen”; đề xuất những giải pháp hiệu quả từ phía chính quyền, ngân hàng, các cấp ngành liên quan, nhất là vai trò của tổ chức Hội LHPN các cấp trong việc triển khai các hoạt động nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng cho hội viên phụ nữ. Qua hội thảo sẽ nghe nhiều ý kiến thẳng thắn, trách nhiệm xây dựng phản ánh đúng thực tiễn đang diễn ra ở cơ sở, hiến kế khả thi, phù hợp với khu vực Tây Nguyên, góp phần bổ sung, hoàn thiện chính sách tín dụng, tăng cơ hội tiếp cận chính thức của người dân, trong đó có phụ nữ.

Quỳnh Anh- Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.