Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo "Đánh giá thực trạng tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay"

14:58, 29/05/2020

Sáng 29-5, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực trạng tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay”.

Đây là đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2020”.

Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng cùng đông đảo các nhà khoa học, cơ quan hoạt động thực tiễn của Tây Nguyên. 

Các đại biểu tham dự hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo

Theo PGS-TS Tô Văn Hòa, Trưởng Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Chủ nhiệm đề tài, tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai đã trở thành vấn đề "nóng" của các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều thập kỷ qua. Qua nghiên cứu cho thấy nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do việc giải quyết không thấu đáo, không dứt điểm dẫn tới những tác động xấu đến xã hội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các tỉnh Tây Nguyên.

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe Trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, UBND tỉnh Đắk Lắk trình bày các đề tài nghiên cứu như: “Đặc thù tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai ở Tây Nguyên từ góc nhìn đa chiều”; “Di dân tự do và vấn đề tranh chấp đất đai trên địa bàn Tây Nguyên”; “Thực trạng, nguyên nhân tranh chấp, xung đột liên quan đến đất đai qua một số vụ việc phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”; “Đánh giá thực trạng tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai tại Gia Lai, Đắk Nông”…

Th
Đại biểu tham gia ý kiến thảo luận tại hội thảo

Hội thảo đã lắng nghe nhiều ý kiến của các đại biểu tập trung phân tích sâu và làm rõ nguyên nhân dẫn tới tranh chấp đất đai ở Tây Nguyên, đặc biệt là đối với những tranh chấp đất đai phức tạp, kéo dài trên phương diện đa chiều, đa diện, từ góc độ lịch sử tới kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán hay những nguyên nhân từ sự bất cập trong cơ chế chính sách, pháp luật hiện hành về đất đai và chính sách thực hiện… Qua đó, đề xuất những giải pháp vĩ mô và vi mô giải nhằm quyết tình trạng tranh chấp đất đai, bảo đảm phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.