Multimedia Đọc Báo in

10 cái nhất của Olympic 2012

10:46, 10/08/2012

Thế vận hội Mùa hè 2012 diễn ra tại Luân Đôn (Anh) từ ngày 27-7 đến 12-8-2012 với sự tham gia tranh tài của các đội tuyển đến từ 204 quốc gia. Nhân sự kiện này trọng đại này, tạp chí Khoa học phổ thông (LV) Mỹ đã cập nhật 10 cái nhất liên quan tới Olympic London 2012.

1. Lần thứ ba Luân Đôn đăng cai Olympic

Luân Đôn là thành phố duy nhất thế giới đăng cai Olympic ba lần: năm 1908, 1948 và 2012. Hy vọng  Olympic 2012 thành công, Luân Đôn có thể tiếp tục trở thành thành phố đăng cai thêm nhiều lần nữa.

2.Velodrome

Đây là nhà thi đấu đầu tiên được hoàn thành tại Công viên Olympic dành cho môn đua xe đạp trong nhà, phù hợp với mục tiêu Olympic "xanh và thân thiện". Velodrome có thiết kế hiện đại nhằm tối ưu hóa nguồn sáng tự nhiên, tăng độ thông gió và giảm việc sử dụng máy điều hòa. Ngoài ra, mái của Velodrome còn có thiết kế rất hợp lý để thu gom nước mưa phục vụ cho chính sự kiện thể thao nói trên.

3. Truyền thông 3D

Trong khi Thế vận hội 2008 người ta mới chỉ phát sóng hoàn toàn bằng kỹ thuật HD, nhưng Thế vận hội 2012 đã được chuyển sang truyền phát không gian 3D kết hợp với HD. Ông Sean Taylor,  phát ngôn viên của Panasonic, nơi cung cấp công nghệ cho biết đây là Olympic đầu tiên dùng công nghệ HD kết hợp với 3D.  Năm 1936, lần đầu tiên Olympic được trình chiếu trên màn ảnh rộng, năm 1948 được truyền tới cho từng hộ gia đình tại thủ đô Luân Đôn và đến năm 1960 mới được truyền phát truyền hình trên quy mô toàn cầu.

4. Đội bóng Olympic của Anh tái xuất

Năm 1960, lần đầu tiên nước Anh có đội bóng đá tham gia Olympic. Năm 1972, Anh lại không cho phép các "quán quân" của mình tham gia sự kiện thể thao này. Năm 1984, đội tuyển của Anh lại tham gia một lần nữa nhưng bị loại và Olympic 2012 năm nay, đội tuyển Anh lại tái xuất để kỷ niệm tròn 100 năm giành Huy chương Vàng những năm đầu của thế kỷ 20.

5. Bóng đá nữ diễn ra đầu tiên

Tại Olympic 2012, môn bóng đá nữ sẽ thi đấu đầu tiên, trước cả lễ khai mạc nhằm quảng bá cho trào lưu bình đẳng giới. Lần đầu tiên phụ nữ Ả Rập Xêút được phép tham gia thi đấu vì đã quan tâm đến quyền lợi của phụ nữ, ngay sau khi Tổ chức Nhân quyền thế giới (Human Rights Watch) kêu gọi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) trừng phạt không cho nước này dự Olympic 2012 vì nạn phân biệt đối xử với phụ nữ.VĐV đua ngựa biểu diễn Dalma Rushdi Malhas là người phụ nữ Ả Rập Xêút đầu tiên  tham gia sự kiện thể thao nói trên.

6. Môn Boxing của phụ nữ

Lần đầu tiên môn Boxing nữ đã có mặt tại Olympic 2012, môn thể thao mới chính thức được bổ xung vào cho chương trình. Theo đó, phụ nữ được quyền "so găng" trên sàn diễn giống như đàn ông ở ba thể loại là loại trọng lượng nhẹ (lightweight), bán lông (featherweight) và trung bình (middleweight).

7. Paralympic

Lần đầu tiên Paralympics ( thể thao dành cho người khuyết tật hay Thế vận hội đặc biệt) được tổ chức tại Olympic London 2012. Loại hình thể thao này đã diễn ra không chính thức hồi năm 1948, trong đó các cựu binh Thế chiến thứ II đang nằm viện đã tham gia thi đấu. Olympic 2012 chính thức công nhận Paralympic bên cạnh Thế vận hội, các VĐV khuyết tật sẽ được cung cấp nơi ăn chốn ở và phương tiện tốt hơn và có mọi cơ hội bình đẳng với các VĐV bình thường khác.

8. Thiết kế sân vận động

Tại Olympic 2012, việc thiết kế sân vận động (SVĐ) được xem là một tiến bộ mới của ngành xây dựng, trong đó trọng lượng nhẹ và khả năng bảo trì được đưa lên hàng đầu. SVĐ có sức chứa chứng 80.000 chỗ, được xây dựng dưới 10.000 tấn thép, đây là mức tiêu hao vật liệu thấp nhất con người đạt được. Trong đó nhiều giải pháp mang tính cải tiến đã được áp dụng để giảm thiểu trọng lượng, giảm năng lượng tiêu hao và tăng cường khoảng không hữu ích . Sau khi hoàn thành, SVĐ Olympic 2012 là SVĐ lớn thứ ba tại Anh, sau Wembley và Twickenham. Đặc biệt, sau khi kết thúc Thế vận hội, người ta có thể thu nhỏ lại thành SVĐ cố định 60.000 chỗ ngồi dùng cho các mục đích khác.

9. Giao thông của Olympic 2012

Một trong những điểm nhấn về giao thông tại Olympic 2012 là việc sử dụng hệ thống giao thông công cộng để tránh ùn tắc, cắt giảm mức phát tán khí thải thông qua hệ thống vận tải "Javelin" siêu nhanh  phục vụ việc đi lại của khán giả. Xuất phát từ trung tâm Luân Đôn đến Công viên Olympic chỉ mất chừng 7 phút, công suất vận chuyển 25.000 hành khách/giờ.

10. Kinh tế về mặt môi trường

Thế vận hội Olympic 2012 được ví là Thế vận hội mang tính thân thiện môi trường, là sự kiện quan trọng nhằm kỷ niệm Cuộc cách mạng công nghiệp (hay còn gọi là kỷ nguyên ô nhiễm môi trường) và cũng là sự kiện nhằm quảng bá việc bảo vệ môi trường của nhân loại. Qua sự kiện này, thành phố Luân Đôn  muốn trở thành là nơi đầu tiên chủ động giảm mức phát tán Carbon qua các môn thi đấu, qua việc thiết kế sân vận động cho đến việc sử dụng hệ thống giao thông "Javelin" nhằm hạn chế mức thấp nhất mức phát tán khí thải nhà kính trong khả năng cao nhất mà con người có thể làm được.

K.N (Theo LV - 7/2012)


Ý kiến bạn đọc


(Video) Sôi nổi Giải Bóng đá mini nam Báo Đắk Lắk mở rộng lần thứ X – Năm 2024
Chào mừng kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024), nhằm tạo sân chơi bổ ích cho những người yêu thích môn bóng đá mini, từ ngày 13 đến 15/6, Báo Đắk Lắk đã tổ chức Giải Bóng đá mini nam Báo Đắk Lắk mở rộng lần thứ X – Năm 2024.