Multimedia Đọc Báo in

Thận trọng khi sử dụng thịt cóc làm thức ăn cho trẻ

08:56, 05/08/2018

Từ lâu thịt cóc đã được người dân sử dụng làm thuốc chữa bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhưng thịt cóc cũng tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc rất cao, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nếu không được chế biến và sử dụng đúng cách.

Theo quan niệm của đông y, thịt cóc có tác dụng bổ tỳ, giúp trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng. Trong 100 gram cóc có chứa 18,6 gram đạm, ngoài ra còn có một số yếu tố vi lượng, đặc biệt là kẽm rất tốt cho sự phát triển và phục hồi dinh dưỡng của trẻ.

Thịt cóc chứa nhiều đạm và kẽm, thường được người dân chế biến cho trẻ ăn. Ảnh minh họa
Thịt cóc chứa nhiều đạm và kẽm, thường được người dân chế biến cho trẻ ăn. (Ảnh minh họa)

Tuy vậy, khi sử dụng thịt cóc cần hết sức cẩn thận để đảm bảo an toàn vì một số bộ phận của cóc như: Gan, da, trứng có chứa độc tố trong quá trình chế biến, nếu không cẩn thận độc tố sẽ nhiễm vào thịt cóc. Đã có nhiều vụ ngộ độc dẫn đến tử vong do không biết cách chế biến để loại bỏ hết da, nội tạng cóc, làm cho độc tố dính hoặc lẫn vào cơ cóc nên ăn thịt cóc bị nhiễm độc tố gây ngộ độc..

Bác sĩ Trần Phương Nam, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa TP. Buôn Ma Thuột khuyến cáo: "Không nên cho trẻ ăn thịt, ruốc cóc và các loại thực phẩm chế biến từ thịt cóc của những người bán hàng rong vì nguy cơ bị ngộ độc rất cao do không kiểm soát được quá trình chế biến của họ. Ngoài thịt cóc, các mẹ nên cho trẻ ăn các loại thịt khác như: Thịt gà, ếch, tôm, cua… về mặt dinh dưỡng cũng bổ không kém gì thịt cóc mà giá thành lại rẻ và an toàn cho trẻ". Bác sĩ Nam cũng nhấn mạnh, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do cóc, tốt nhất và an toàn nhất là loại bỏ thịt cóc ra khỏi nguồn thực phẩm, không ăn thịt cóc và sản phẩm tự chế biến từ cóc. Nhưng nếu vẫn muốn sử dụng cóc làm thực phẩm thì tuyệt đối không ăn trứng và gan cóc. Trong quá trình chế biến, tuyệt đối không để da cóc, nội tạng cóc, nhựa cóc lẫn vào cơ cóc hay thịt cóc.

Liên Chi


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.