Multimedia Đọc Báo in

Tìm hiểu về Luật Lâm nghiệp (Kỳ 3)

08:25, 07/07/2018

Câu 15. Việc tổ chức quản lý rừng đặc dụng được Luật quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 26 của Luật thì tổ chức quản lý rừng đặc dụng gồm những nội dung sau:

- Thành lập ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích tập trung từ 3.000 ha trở lên.

Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có một hoặc nhiều khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tịch mỗi khu dưới 3.000 ha thì thành lập một ban quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn;

- Tổ chức được giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia tự tổ chức quản lý khu rừng.

Câu 16. Việc tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như thế nào?

Khoản 2 Điều 26 của Luật thì tổ chức quản lý rừng phòng hộ gồm những nội dung sau:

- Thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tịch từ 3.000 ha trở lên;

- Giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, công đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý đối với các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp nêu trên.

Câu 17. Trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định ra sao?

Khoản 1 Điều 27 của Luật thì trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:

- Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;

- Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

Câu 18. Phương quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng được gồm những nội dung gì?

Theo Điều 27 của Luật thì phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng gồm những nội dung cơ bản sau:

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tịch lịch sử - văn hóa, cảnh quan;

- Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;

- Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn;

- Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;

- Giải pháp và tổ chức thực hiện.

Câu 19. Phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ gồm những nội dung cơ bản nào?

Khoản 3 Điều 27 của Luật thì phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ gồm những nội dung cơ bản sau:

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng tài nguyên rừng;

- Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;

- Xác định chức năng phòng hộ của rừng;

- Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng;

- Giải pháp và tổ chức thực hiện.

Câu 20. Phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất gồm những nội dung cơ bản nào?

Khoản 4 Điều 27 của Luật thì phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên rừng; kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng;

- Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;

- Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản;

- Giải pháp và tổ chức thực hiện.

(Còn nữa)

Hoàng Thị Hiền (Sở Tư pháp)

[links()]


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.