Multimedia Đọc Báo in

Bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh tăng đột biến

23:14, 07/10/2018

Thông tin từ ngành Y tế, trong những tuần gần đây, bệnh tay chân miệng (TCM) đang gia tăng đột biến.

Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết, 9 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh ghi nhận 512 trường hợp mắc bệnh TCM, giảm 65% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, trong 3 tuần gần đây số ca bệnh tăng đột biến với khoảng 200 ca bệnh xuất hiện tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố.

Để khống chế các ca bệnh và không để bệnh lây lan rộng, ngành Y tế đã tập huấn kỹ thuật xử lý dịch cho tất cả cán bộ làm công tác chuyên môn; cử cán bộ y tế theo dõi, kiểm tra, giám sát cơ sở, nhất là các trường học để phát hiện sớm, khoanh vùng và xử lý kịp thời ca bệnh; chuẩn bị cơ số thuốc, hóa chất sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra. Đồng thời, thành lập tổ cơ động  phòng chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương.

Một trẻ mắc bệnh TCM điều trị tại khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Một trẻ mắc bệnh TCM điều trị tại khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Bác sĩ Phạm Văn Lào khuyến cáo, bệnh TCM hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng nên khi phát hiện thấy con có các triệu chứng: sốt, có mụn nước ở tay và chân, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám, theo dõi và chăm sóc. Đặc biệt, trong số trẻ đã mắc bệnh TCM có khá nhiều ca bệnh nhiễm tuýp vi rút EV71- chủng vi rút gây biến chứng rất mạnh và có nguy cơ tử vong rất cao, vì vậy cha mẹ càng cần phải chú ý các triệu chứng bệnh của trẻ để xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Được biết, trước diễn biến phức tạp của bệnh TCM, ngày 3-10, Sở Y tế đã có công văn số 2467/SYT-KHNVY gửi các đơn vị trực thuộc yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh TCM. Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị giám sát, phát hiện sớm và phối hợp xử lý triệt để ổ dịch, kịp thời hạn chế dịch bệnh lan rộng và kéo dài; duy trì hoạt động đường dây theo dõi và báo cáo dịch từ tuyến xã đến tỉnh; đội cơ động phòng chống dịch bệnh chuẩn bị sẵn sàng 24/24h với đầy đủ trang thiết bị, hóa chất, phương tiện phòng hộ để kịp thời xử lý dịch. Đồng thời hướng dẫn các nhà trẻ, trường mẫu giáo  thường xuyên rửa tay với xà phòng, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, vệ sinh đồ chơi, dụng cụ học tập, cách ly trẻ bị bệnh tại nhà; tăng cường tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng chống bệnh TCM…

Kim Oanh

 

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.