Multimedia Đọc Báo in

Thu hồi tiền khai thác rừng đã nhận hỗ trợ của Dự án FLITCH

18:37, 11/11/2017
UBND tỉnh vừa ban hành văn bản hướng dẫn thu hồi tiền khai thác rừng trồng sản xuất của các hộ gia đình, cơ quan tổ chức đã nhận hỗ trợ từ theo Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên (Dự án FLITCH).
 
UBND tỉnh lý giải, theo văn kiện của dự án, các hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức đã nhận hỗ trợ của Dự án Flitch thì khi khai thác phải nộp lại số tiền là 150USD/ha (hộ gia đình) và 250 USD/ha (công ty, tổ chức) vào quỹ phát triển xã (CDF) và ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên Thủ tướng Chính phủ có chủ trương không duy trì quỹ CDF khi dự án kết thúc nên mọi khoản tiền đều phải thu hồi, đóng vào ngân sách nhà nước.
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo hướng dẫn của UBND tỉnh, các hộ gia đình, công ty lâm nghiệp, tổ chức đã nhận hỗ trợ trồng rừng từ Dự án FLITCH phải thống kê diện tích và nộp số tiền tương ứng vào Kho bạc Nhà nước tỉnh, trước hay sau khi khai thác từng đều được. Hộ gia đình, tổ chức cũng có thể đóng tiền trực tiếp tại Sở NN-PTNT. Các chủ rừng (hộ gia đình, tổ chức) nhận hỗ trợ tiền trồng rừng từ dự này khi khai thác rừng không khai báo diện tích, không nộp hoàn trả số tiền theo quy định sẽ bị xử lý về hành khai thác và vận chuyển lâm nghiệp trái phép. 
 
Dự án FLITCH triển khai tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Phú Yên từ năm 2007, là chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với các chủ rừng để trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng, nâng cao mức sống người dân... Theo số liệu của dự án, tổng vốn hỗ trợ là 91,26 triệu USD, trong đó Đắk Lắk được nhận hỗ trợ 11,64 triệu USD. Đắk Lắk có 20 xã thuộc 4 huyện Krông Bông, M’Đrắk, Lắk, Ea Kar được hỗ trợ đầu tư của Dự án Flitch, đã trồng 12.230 ha, bao gồm: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, nông – lâm kết hợp và cải tạo vườn hộ.  
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.