Multimedia Đọc Báo in

Tin thế giới qua ảnh

09:35, 08/10/2010
Ấn Độ sẽ mua 300 máy bay tiêm kích của Nga; Nhiều nước châu Âu lo ngại lũ bùn độc ở Hungaria; Liên hiệp quốc kêu gọi tham gia "Lễ hội hành động Toàn cầu";…
Ngày 7-10, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A. K. Antony cho biết New Delhi đã đồng ý mua từ 250-300 máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm (FGFA) của Nga, tổng trị giá ước tính lên tới 30 tỷ USD. Ông Antony đưa ra thông báo trên tại cuộc họp báo với người đồng cấp Nga Anatoly Serdyukov ở New Delhi. Ngoài máy bay FGFA, Nga cũng sẽ cung cấp cho Ấn Độ 45 máy bay vận tải đa chức năng, với tổng trị giá khoảng 645 triệu USD.
Ngày 7-10, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A. K. Antony cho biết New Delhi đã đồng ý mua từ 250-300 máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm (FGFA) của Nga, tổng trị giá ước tính lên tới 30 tỷ USD. Ông Antony đưa ra thông báo trên tại cuộc họp báo với người đồng cấp Nga Anatoly Serdyukov ở New Delhi. Ngoài máy bay FGFA, Nga cũng sẽ cung cấp cho Ấn Độ 45 máy bay vận tải đa chức năng, với tổng trị giá khoảng 645 triệu USD.
Ngày 7-10, dòng bùn đỏ độc hại bị vỡ từ hồ chứa chất thải của một nhà máy nhôm ở Hungaria đã đổ tới sông Danube sau khi “làm mưa làm gió” trên các con sông và lạch nhỏ hơn. Giới chức môi trường và Liên minh châu Âu đều lo ngại về một thảm họa môi trường có thể ảnh hưởng tới 5,6 nước nếu dòng bùn đỏ, chất thải của quá trình sản xuất nhôm, làm ô nhiễm sông Danube, con sông dài thứ hai châu Âu. Giới chức ở nhiều nước hạ nguồn, như Croatia, Serbia và Romania, ngày 7-10 đã kiểm tra dòng sông cứ vài giờ một lần và hi vọng lượng nước khổng lồ của dòng sông Danube sẽ làm bão hòa chất độc.
Ngày 7-10, dòng bùn đỏ độc hại bị vỡ từ hồ chứa chất thải của một nhà máy nhôm ở Hungaria đã đổ tới sông Danube sau khi “làm mưa làm gió” trên các con sông và lạch nhỏ hơn. Giới chức môi trường và Liên minh châu Âu đều lo ngại về một thảm họa môi trường có thể ảnh hưởng tới 5,6 nước nếu dòng bùn đỏ, chất thải của quá trình sản xuất nhôm, làm ô nhiễm sông Danube, con sông dài thứ hai châu Âu. Giới chức ở nhiều nước hạ nguồn, như Croatia, Serbia và Romania, ngày 7-10 đã kiểm tra dòng sông cứ vài giờ một lần và hy vọng lượng nước khổng lồ của dòng sông Danube sẽ làm bão hòa chất độc.
Ngày 7-10, Thư ký chấp hành Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), bà Christiana Figueres đã kêu gọi người dân trên toàn thế giới tham gia Lễ hội Hành động Toàn cầu với hơn 7.000 sự kiện được tổ chức tại ít nhất 180 quốc gia trên thế giới vào ngày 10-10 tới, trong khuôn khổ một phong trào dân sự lớn nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các sự kiện trong ngày 10-10 sẽ bao gồm trồng cây, lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời, đi xe đạp và trồng các loại rau hữu cơ. Ban tổ chức lễ hội cho biết đây sẽ là ngày hành động vì môi trường quy mô lớn nhất hành tinh.
Ngày 7-10, Thư ký chấp hành Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), bà Christiana Figueres đã kêu gọi người dân trên toàn thế giới tham gia Lễ hội Hành động Toàn cầu với hơn 7.000 sự kiện được tổ chức tại ít nhất 180 quốc gia trên thế giới vào ngày 10-10 tới, trong khuôn khổ một phong trào dân sự lớn nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các sự kiện trong ngày 10-10 sẽ bao gồm trồng cây, lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời, đi xe đạp và trồng các loại rau hữu cơ. Ban tổ chức lễ hội cho biết đây sẽ là ngày hành động vì môi trường quy mô lớn nhất hành tinh.
G.N (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc


(Video) Hỗ trợ người dân vùng khó tiếp cận bảo hiểm y tế
Nghị định số 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ có nhiều điểm đổi mới, trong đó có quy định hỗ trợ 70% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho một số đối tượng đã giúp người dân huyện Krông Bông có thẻ bảo hiểm y tế phòng thân.