Multimedia Đọc Báo in

Sức lan tỏa mạnh mẽ từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

17:59, 09/11/2012

Cuộc vận động đã tạo sức lan toả mạnh mẽ; nhiều sở, ban ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và các địa phương đã có những cách thức thực hiện phong phú... để đạt đến mục đích cuối cùng là sự hưởng ứng tích cực của người tiêu dùng. Cuộc vận động bước đầu đã làm thay đổi nhận thức, thu hẹp dần tâm lý sính ngoại, để trở về với  hàng Việt.

Với ý nghĩa thiết thực, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng trong toàn xã hội. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, mặt trận, đoàn thể, các sở, ngành đã có nhiều hình thức để triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm từng địa bàn, đối tượng, từng bước làm thay đổi nhận thức và hành vi trong xã hội về ưu tiên sử dụng hàng hóa Việt Nam. Việc tổ chức các hội chợ triển lãm là một hình thức để quảng bá, tiêu thụ hàng Việt rất hiệu qủa. Liên tục từ năm 2009 đến nay, các hội chợ được tổ chức với quy mô lớn nhỏ khác nhau, không chỉ tập trung tại địa bàn TP. Buôn Ma Thuột mà còn diễn ra trên địa bàn các huyện. Dù chưa bền vững nhưng Chương trình “Hàng Việt về nông thôn” cũng được đánh giá là cách làm sáng tạo, ấn tượng trong triển khai Cuộc vận động và đã có tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của người tiêu dùng. Chương trình được Ban Chỉ đạo Cuộc vận động của tỉnh, Sở Công Thương phối hợp các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức 7 đợt đưa hàng Việt về nông thôn với tổng doanh thu bán hàng đạt 63 tỷ đồng; đưa khoảng 125 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống.

Khen thưởng các cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Cuộc vận động
Khen thưởng các cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Cuộc vận động

Uỷ ban MTTQ và đoàn thể các cấp đã làm tốt việc tham mưu cho cấp uỷ địa phương tổ chức triển khai Cuộc vận động đến tận cơ sở, địa bàn dân cư và đưa Cuộc vận động thành hoạt động thường xuyên gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và  “Chung tay xây dựng nông thôn mới”. Gắn với nhiệm vụ chính trị được giao, mỗi tổ chức, đoàn thể cũng bắt tay vào cuộc bằng nhiều cách làm hiệu qủa.

Các doanh nghiệp trong tỉnh đã ý thức được Cuộc vận động là cơ hội để nâng cao uy tín thương hiệu. Theo đó,  sản phẩm, hàng hóa hiện nay đã được cải thiện đáng kể về mẫu mã, chất lượng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tại các siêu thị trên địa bàn, tỷ lệ hàng Việt bày bán chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 85%). Doanh nghiệp mạnh dạn, chủ động áp dụng phương thức kinh doanh hiện đại, triển khai nhiều đợt giảm giá khuyến mãi, kích thích sức mua, thực hiện tốt hơn dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp là những yếu tố doanh nghiệp nội địa cần đặc biệt quan tâm để kích thích thị hiếu mua của người tiêu dùng
Chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp là những yếu tố doanh nghiệp nội địa cần đặc biệt quan tâm để kích thích thị hiếu mua của người tiêu dùng

Một trong những kết qủa đáng mừng qua sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là người tiêu dùng trong tỉnh đã từng bước thay đổi nhận thức, theo đó hành vi ưu tiên mua sắm hàng Việt ngày càng tăng. Hàng Việt đã dần chiếm được thị phần, khẳng định uy tín trong thị hiếu mua sắm của người dân bằng những nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, mức giá hợp lý, quan tâm chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Qua khảo sát tại các siêu thị trong tỉnh và ở một số địa phương, hiện có 87% dân số trong tỉnh đã mua và sử dụng sản phẩm, hàng hoá do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Khoảng 85% sản phẩm hàng hoá Việt Nam được bày bán trong các cửa  hàng bán lẻ, hợp tác xã, hệ thống các siêu thị trong tỉnh. .. Sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu học tập của học sinh chiếm 90% là hàng Việt. Sản phẩm thuốc, dụng cụ y tế chiếm trên 60% trong các bệnh viện và tiêu dùng trong nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết qủa đạt được, nhiều hạn chế cũng được đề cập tại Hội nghị, đó là: tình trạng hàng giả, hàng lậu bán với giá rẻ chưa được ngăn chặn có hiệu qủa, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh nội địa; Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” chưa tập trung được những đợt lớn huy động nhiều doanh nghiệp cùng tham gia một lúc; chưa thiết lập được mạng lưới bán buôn, bán lẻ đến các vùng sâu vùng xa. Mặt khác, giá cả hàng hóa cũng là yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải cân đối, tính toán để tạo thêm sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là đối với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Để từng bước khắc phục những hạn chế này, theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trọng Hải: cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền; có chương trình, kế hoạch điều tra, khảo sát để xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh, quảng bá phù hợp, thu hút mọi đối tượng người tiêu dùng; cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp thông qua các chính sách hỗ trợ... Còn theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình: cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc xây dựng và tạo ra kênh phân phối thường xuyên cũng là một hướng đi bền vững để tiếp tục quảng bá và tạo dựng uy tín hàng Việt trong lòng người tiêu dùng.

Đàm Thuần

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Tự hào trang sử anh hùng
Cách đây 49 năm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.