Multimedia Đọc Báo in

Thủ phủ cà phê: 30 năm nhìn lại

09:00, 17/11/2020

30 năm trước trên những ngọn đồi trống, tại nơi được mệnh danh là thủ phủ cà phê thế giới, những người xa xứ đã đến để “trồng” ước mơ làm giàu của mình.

Phía sau thương hiệu cà phê nổi danh thế giới

Buôn Ma Thuột, thành phố có tới 85% dân số là người nhập cư, để kiến tạo nên một thương hiệu cà phê nổi danh thế giới như ngày hôm nay, không thể thiếu sự góp công của những người con xa xứ, vào thành phố này để làm ăn .

Dọc con đường dẫn lên những đồi cà phê xanh ngút ngàn, anh Tiến - người con Kinh Bắc, vào Buôn Ma Thuột từ những năm 1990 kể cho tôi nghe về hành trình tay trắng lập nghiệp.

a
Một góc các đồn điền cà phê ở Buôn Ma Thuột ngày xưa. Ảnh: Internet.

“Năm 1990, giá cà phê nhân có thời điểm lên hơn 40.000 đồng/kg, trong khi vàng chỉ có 200.000 đồng/chỉ. Tôi mang theo khát vọng làm giàu đến miền đất hứa này.

Ngày ấy, quả đồi này chỉ là một mảnh đất hoang sơ, cỏ mọc um tùm. Nhưng tôi biết, phía dưới lớp cỏ kia là cơ hội đổi đời của mình. Sau hai tháng lao động liên tục từ 6 giờ sáng đến 18 giờ tối, màu xanh của cỏ dần thay bởi màu xanh của những cây cà phê”.

Gần 1/3 thế kỷ gắn bó với cây cà phê, giờ đây anh Tiến đã có nhà, mua được xe ô tô và có cơ ngơi nhiều người ngưỡng mộ. Trong 30 năm làm cà phê, anh Tiến đã trải qua rất nhiều khó khăn: Cà phê được mùa mất giá, hạn hán và mất mùa khiến sản lượng cà phê thu hoạch giảm... Tuy nhiên, niềm tin vào cây cà phê của anh chưa bao bị giờ lung lay.

“Sẽ không có người thất bại khi từng ngày chúng ta vẫn sống trọn vẹn với ước mơ và dũng cảm bước tiếp trên hành trình mình đã vạch”, anh Tiến nói.

Anh Tiến là một ví dụ điển hình về hành trình của những người từ khắp mọi miền tổ quốc đã đến sinh sống và lập nghiệp ở thành phố có đến 85% dân số là người nhập cư này.

Nhờ có cây cà phê, giờ đây, Buôn Ma Thuột là địa phương có lượng ô tô đứng thứ 3 cả nước, chỉ sau Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh. Ước đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 100 triệu đồng/năm. Nổi bật về thành tích kinh tế, tuy nhiên, nếu nhìn vào sự phát triển đô thị của Buôn Ma Thuột còn thiếu một mảnh ghép….

Mảnh ghép còn thiếu của thủ phủ cà phê thế giới

Đặt trong cả tiến trình phát triển từ lúc thành lập đến nay, bộ mặt đô thị của Buôn Ma Thuột chưa có sự thay đổi rõ rệt. Theo dòng chảy của thời đại, đã đến lúc thủ phủ cà phê của thế giới cần một khu đô thị xứng tầm với sự phát triển kinh tế của thành phố.

Làm sao để xây dựng được một đô thị vừa đại diện cho sự phát triển kinh tế, lại phải có sự kế thừa và phát huy những đặc trưng văn hoá bản địa, hài hoà về lợi ích của người dân trong và ngoài khu đô thị là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, bài toán khó này vẫn có thể tìm được lời giải nếu biết học hỏi từ những nước phát triển trên thế giới.

a
Kiến trúc đồng bộ, kết hợp không gian xanh của Paris là điển hình cho kiến trúc có tầm nhìn dài hạn của các nước châu Âu.

“Nếu biết chắt lọc những ưu điểm từ các nước có không gian đô thị bài bản như thủ đô Paris của Pháp, kết hợp với tinh hoa văn hoá bản địa nhằm mục đích tôn vinh bản sắc của Tây Nguyên, thì chúng ta sẽ tìm được lời giải cho bài toán quy hoạch đô thị Buôn Mê Thuột”. Kiến trúc sư Trần Hải, người nhiều năm gắn bó với Ban Mê cho biết, khi bàn về phát triển quy hoạch không gian đô thị.

Dự án đang xây dựng tại cửa ngõ phía bắc của thành phố Buôn Ma Thuột, do  tập đoàn Capital House làm chủ đầu tư là một ví dụ điển hình cho tầm nhìn dài hạn trong việc phát triển không gian đô thị, khi chủ đầu tư dự án này đã làm tốt khâu quy hoạch bằng cách kết hợp tinh hoa kiến trúc châu Âu mà vẫn bảo tồn những giá trị văn hoá của Tây Nguyên.

Lựa chọn của chúng tôi khi xây dựng EcoCity Premia là phát triển một khu đô thị đồng bộ, đảm bảo được 3 yếu tố: Kiến trúc đồng bộ, cảnh quan đồng bộ, tiện ích đồng bộ trên tinh thần kế thừa những tinh hoa văn hoá của Tây Nguyên”. Bà Hoàng Thanh Phương đại diện chủ đầu tư cho biết.

Quan sát tổng thể kiến trúc, có thể bắt gặp nét đặc trưng kiến trúc các địa danh nổi tiếng của châu Âu như: Paris, Madrid, LonDon, Milano, Geneva được áp dụng cho 5 phân khu của dự án. Trong khi đó, trục giao thông chính của khu đô thị được kết nối thẳng với khu quảng trường Premia Square, nơi có biểu tượng “Song tượng thịnh vượng” lại tượng trưng cho sự giao thoa văn hoá, kiến trúc của phương Tây với văn hoá của Tây Nguyên.

a
 Biểu tượng “Song tượng thịnh vượng” tượng trưng cho sự giao thoa văn hóa, kiến trúc của phương Tây với văn hóa của Tây Nguyên.

Để kiến tạo một biểu tượng thịnh vượng có chiều sâu về giá trị, EcoCity Premia được đầu tư hệ thống hơn 100 tiện ích cao cấp: Sân Gofl, Công viên hồ điều hoà 9,4ha, clubhouse, gym, spa, nhà hàng năm sao, hệ thống an ninh 24/7h, 5 công viên lõi…, đem lại trải nghiệm sống chất lượng cho người dân Buôn Ma Thuột.

Ngoài tiện ích thì mảng xanh là một phần không thể thiếu để định hình nên một khu đô thị chất lượng cao. Theo đó, chủ đầu tư, tập đoàn Capital House đã dành ra hơn 20% diện tích khu đất để phát triển không gian xanh. Nếu chia bình quân, mỗi cư dân sẽ có 15 mét vuông cây xanh.

Phát triển các dự án xanh cũng là một giá trị cốt lõi mà Capital House thể hiện rất rõ trong các dự án của mình. Năm 2018, Capital House vinh dự là doanh nghiệp đầu tiên đại diện cho Việt Nam, được tạp chí danh tiếng Financial Times vinh danh với giải thưởng - Transformational Business Awards. Đây được coi như sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực nhằm thay đổi nhận thức của khách hàng và ngành xây dựng trong việc phát triển các công trình xanh tại Việt Nam.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dự án EcoCity Premia, bạn đọc vui lòng liên hệ:

Thông tin dự án EcoCity Premia:

1. Chủ đầu tư: Tập đoàn Capital House

2. Tổng diện tích: gần 50ha

3. Vị trí: Km7, Phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

4. Website: http://ecocitypremia.vn/

5. Hotline: 084.822.5588

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.