Multimedia Đọc Báo in

Huyện M'Đrắk: Nhiều hoạt động thiết thực giúp nông dân làm giàu

09:19, 07/11/2018

Trong thời gian qua, Hội Nông dân huyện M’Đrắk đã triển khai phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” bằng nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực.

Các cấp Hội đã phối hợp thực hiện, nhân rộng nhiều mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: trồng cà tím Nhật Bản ở tổ dân phố 3, 4 (thị trấn M'Đrắk); trồng chanh dây Đài Loan ở thôn 5, 9 (xã Cư Prao); trồng vải U Trứng, nhãn lồng ở thôn 10 (xã Ea Pil); trồng cây có múi tại các thôn 9, 10, 11 (xã Cư San)…

Mô hình trồng cây có múi tại gia đình anh Ma Seo Thành, thôn 9, xã Cư San.
Mô hình trồng cây có múi tại gia đình anh Ma Seo Thành, thôn 9, xã Cư San.

Bên cạnh đó, với phương châm “Nông dân dạy nông dân” và “Nông dân học nông dân”, tại nhiều địa phương trong huyện đã hình thành các nhóm nông dân sản xuất, các tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại... nhằm huy động nguồn vốn, quy tụ nông dân để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, cùng nhau vươn lên làm giàu. Hiện tại, trên địa bàn huyện đã thành lập được 7 tổ hợp tác sản xuất đang hoạt động, với tổng nguồn vốn trên 34 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 600 lao động nông thôn và có 33 trang trại hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, các cấp Hội Nông dân huyện M’Đrắk đã vận động hội viên giúp 288 hộ nông dân nghèo vay vốn trên 2,9 tỷ đồng theo hình thức cho vay lãi suất thấp hoặc không lãi; tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện trên 96 tỷ đồng cho 3.209 hội viên vay vốn phát triển kinh tế...

Hội thảo đầu bờ cây chanh dây tím Đài Loan tại thôn 9, xã Cư Prao.
Hội thảo đầu bờ cây chanh dây tím Đài Loan tại thôn 9, xã Cư Prao.

Nhờ vậy, trong giai đoạn 2013 - 2018, huyện M’Đrắk có 10.344 lượt hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (trong đó có 19 lượt hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương, 447 hộ đạt danh hiệu cấp tỉnh). Các cấp Hội đã hỗ trợ, giúp đỡ trên 1.000 hộ hội viên vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế quy mô lớn với thu nhập hằng năm từ 300 triệu đồng trở lên.

Điển hình như: mô hình VAC của gia đình ông Hoàng Văn Sinh (thôn 9, xã Cư Prao) có 5.000 m2 ao thả cá, hơn 5 ha trồng mía, trồng hoa màu, cây ăn quả và nuôi bò theo hướng bán công nghiệp, cho thu nhập ổn định từ 400 - 500 triệu đồng/năm; mô hình trồng cây ăn quả (vải U Hồng, nhãn Hương Chi) kết hợp chăn nuôi gà thả vườn BT của gia đình ông Đỗ Văn Lân (thôn 10, xã Ea Pil) cho thu nhập trung bình 800 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động nông thôn...

 Mỹ Sự


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.