Multimedia Đọc Báo in

Một số giả thiết và sự thật liên quan đến thời tiết

17:39, 13/02/2014

Do biến đối khí hậu nên gần đây đã xuất hiện nhiều hiện tượng lạ như: sóng nhiệt, mưa đá, sóng thần hay "em bé bão tuyết"... Những hiện tượng này còn chứa đựng nhiều bí ẩn, thậm chí cả những hiểm họa khôn lường mà con người chưa hiểu hết nên có cả những giả thiết lẫn ngộ nhận.

Cầu vồng có 7 màu?

Cầu vồng là hiện tượng tự nhiên rất gần gũi với con người, xuất hiện trên bầu trời do quá trình khúc xạ và phản xạ ánh sáng qua những giọt hơi nước trong khí quyển với 7 sắc màu chính, gồm: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím nhưng những gì mắt người nhìn thấy chưa thật đầy đủ đứng trên góc độ kỹ thuật.

Thông thường, khi nhìn vào cầu vồng, một phần của nó bị che khuất bởi chân trời, trừ khi nhìn từ trên máy bay và khi mặt trời đang lùi lại phía sau, còn không chúng ta chỉ nhìn thấy một nửa. Một cầu vồng đầy đủ thực sự là một vòng tuần hoàn với các góc mà ở đó ánh sáng bị khúc xạ qua các giọt nước trong bầu khí quyển. Cũng nên lưu ý rằng 7 sắc cầu vồng mà mắt người nhìn thấy chỉ là giới hạn, trên thực tế cầu vồng còn rất nhiều màu sắc khác.

Tỷ lệ tội phạm tăng lên do nguyên nhân sóng nhiệt?

Sóng nhiệt (Heat waves) là hiện tượng được con người nhắc nhiều trong thời gian gần đây và phần lớn hiện tượng này rađa đều không thu được. Nó cũng là hiện tượng xuất hiện vào bất kể lúc nào, không có chu kỳ, không hẹn trước mà cũng không hề có các dấu hiệu cảnh báo. Hiện tượng này gây nóng bức bất thường, gây khó chịu cho con người.

Theo nhiều nghiên cứu thì sóng nhiệt còn nguy hiểm hơn cả những gì con người giả định. Thậm chí còn có giả thiết cho rằng sóng nhiệt cũng là thủ phạm gia tăng tỷ lệ tội phạm. Thực tế, thời tiết nóng bức không có liên quan đến tội phạm nhưng đứng trên khía cạnh khoa học thì khi nhiệt độ nóng lên, bất kể lúc nào đều là thủ phạm làm gia tăng bạo lực. Bằng chứng, những đợt nóng nắng kéo dài ngoài số người ốm tăng vọt, thì tỷ lệ tội phạm cũng tăng đột biến, gây thiệt hại cao hơn bất kỳ dạng thiên tai nào khác gộp lại.

Hiện tượng tia chớp nhiệt là gì?

Sét đánh có nhiệt hay tia chớp nhiệt (Heat lightning) là hiện tượng được nhiều người quan tâm, thường xảy ra vào những đêm mùa hè nóng nực. Vào thời điểm này không khí khô và ấm, đây là điều kiện lý tưởng dễ tạo ra sấm sét, có nghĩa không có âm thanh phát ra xa. Điều này cũng thực sự nguy hiểm bởi không có tiếng động, âm thanh mà vẫn bị sét đánh. Rất có thể ở xa cơn bão đang được hình thành mà con người không nhìn thấy mà chỉ nhìn thấy tia chớp nhiệt, không an toàn cho con người và cần phải có những phương án phòng tránh thích hợp.

Quá trình hình thành mưa đá

Gần đây xuất hiện nhiều cơn mưa đá, thậm chí có cả những khối đá lớn rơi từ trên trời xuống. Nhiều người cho rằng quá trình này được bắt đầu từ trên cao, mưa vào vùng không khí lạnh và biến thành đá, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Giả thiết này hoàn toàn sai, sự thật thì đá sẽ không tạo ra nếu không gặp phải vật nào đó. Trước khi nó chạm mặt đất, giọt mưa đang ở dạng lỏng theo kiểu giọt mưa tự nhiên. Khi còn ở trong không khí, do nhiệt độ không khí ấm áp nên những giọt mưa vẫn ở dạng lỏng nhưng khi rơi xuống mặt đất, gặp không khí lạnh những giọt mưa này mới đóng băng thành đá. Quy trình trên đôi khi diễn ra rất lạ, bắt đầu bằng tuyết, biến thành mưa trong không khí ấm và sau đó tái đóng băng khi gặp phải mặt đất.

Sóng thần

Sóng thần là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất “mẹ thiên nhiên” "báo thù" con người. Bất cứ ai cũng rất sợ hiện tượng này bởi những cơn sóng khổng lồ có thể cuốn phăng, đè bẹp mọi thứ trên đường đi, có thể "nuốt" vào dòng chảy bất cứ thứ gì, kể cả con người, xe cộ. Tuy nhiên, quan niệm của mọi người về hiện tượng này lại rất sơ khai và lệch lạc. Trước tiên, sóng thần là rất khủng khiếp nhưng những gì được đề cập trong phim ảnh và và truyền hình mới chỉ nói được mức độ nhất định bởi chưa có cơ sở thực tế, thậm chí nguyên nhân gây sóng thần cũng chưa được hiểu rõ. Một cơn sóng thần thường xuất hiện bởi sự dịch chuyển của nước trong đại dương, thường là do động đất hay núi lửa phun trào và nói chung không phải là cao. Sóng thần thực tế là thấp nên rất khó để phát hiện từ xa nếu không có những phương pháp quan sát thích hợp. Tuy nhiên, nếu  xảy ra cùng với các hoạt động khác như sấm sét, bão lụt thì cường độ của nó không ai lường trước được.

Hiện tượng "em bé bão tuyết"

"Em bé bão tuyết" (Blizzard babies) là một hiện tượng lạ, đồn thổi trong cộng đồng các nước ở vùng lạnh, hay có tuyết rơi. Rằng khi bão tuyết xấu xảy ra, gây mất điện, hoặc bất cứ thứ gì tương tự đã gây cản trở con người đi ra ngoài, buộc phải ở trong nhà và cuối cùng họ sẽ chuyển sang hoạt động tình dục, vì vậy mới có huyền thoại "em bé bão tuyết". Huyền thoại này kéo theo sự bùng nổ dân số, nhất là trong mùa mưa bão, giá lạnh hay còn gọi là hiện tượng tăng dân số vì thời tiết. Trong một số phiên bản khác có nguồn gốc từ huyền thoại "em bé bão tuyết" là hiện tượng khi con người "cư vi", ở gần nhau cũng là nguyên nhân làm tăng dân số, nhất là ở các nước đang phát triển.

 

Khắc Nam


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.