Multimedia Đọc Báo in

Cần thực hiện nghiêm việc xin lỗi khi giải quyết hồ sơ quá hạn

06:11, 09/09/2017

Xin lỗi cá nhân, tổ chức khi giải quyết thủ tục hành chính hồ sơ quá hạn đã được Chủ tịch UBND tỉnh quy định tại Chỉ thị số 18/CT-UBND, ngày 28-12-2016 và bắt đầu triển khai từ tháng 2-2017.

1
Nhân viên Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Krông Năng hướng dẫn người dân kiểm tra kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ, đến hết tháng 6-2017 tổng số hồ sơ đã giải quyết trong toàn tỉnh là 1.036.187 hồ sơ; trong đó hồ sơ giải quyết đúng hạn là 1.033.439 hồ sơ, đạt 99% và số hồ sơ giải quyết quá hạn là 2.748 hồ sơ. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã ban hành 1.187 văn bản xin lỗi trên số hồ sơ quá hạn, số văn bản xin lỗi đăng trên trang Web là 1.123 và số văn bản xin lỗi được niêm yết tại bộ phận một cửa là 1.161. Ông Lê Trần Vinh, Trưởng Phòng Cải cách hành chính (Sở Nội vụ) cho biết, bên cạnh các cơ quan, đơn vị có nhiều cố gắng trong việc xử lý và giải quyết hồ sơ đúng hẹn, thực hiện việc xin lỗi đối với hồ sơ quá hẹn thì vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa chấp hành nghiêm, vẫn để hồ sơ trễ hẹn nhiều như huyện Buôn Đôn, Ea Kar, Ea H’leo, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp v.v…

Việc xin lỗi cá nhân, tổ chức khi giải quyết quá hạn thủ tục hành chính là nhằm tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức các sở, ban, ngành, địa phương trong thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, hạn chế tối đa tình trạng sai sót khi tiếp nhận hồ sơ, giảm tỷ lệ hồ sơ giải quyết trễ hẹn. Đồng thời, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi tham gia thực hiện thủ tục hành chính, cũng như tạo bước tiến trong tiến trình cải cách hành chính và thể hiện văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, góp phần xây dựng nền hành chính công theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp và vì dân.
 
Nguyên Hoa
 

Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.