Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao chất lượng sản xuất giống cà phê từ vườn ươm

18:26, 08/06/2017

Từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm là khoảng thời gian thích hợp để nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên xuống giống cà phê.

Cà phê là cây trồng chiến lược, có giá trị kinh tế ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung nên khâu chọn giống rất quan trọng để bảo đảm năng suất và sản lượng. Việc sản xuất giống cà phê phải bảo đảm quy trình hết sức nghiêm ngặt bằng dây chuyền công nghệ cao và được thực hiện bởi những kỹ sư nông nghiệp, công nhân có tay nghề. Trước khi xuất ra thị trường, cây giống còn phải qua khâu kiểm định chất lượng...

A

Công đoạn đầu tiên là làm đất. Đất để ươm giống cà phê phải sạch, tuyệt đối không được lấy nguồn đất ở vùng trồng cà phê, hồ tiêu già cỗi mà chỉ lấy trên những vườn cây ngắn ngày, hoa màu ở tầng từ 0 đến 30 cm. 


A
Thông thường 1m3 đất để ươm giống cà phê được trộn với 4 bao trấu hun, 1 bao phân hữu cơ vi sinh, 5 kg lân, 5 kg vôi và được phơi ít nhất 6 tháng trước khi đóng vào bầu. 1m3 đất đóng được khoảng 750 bầu. 

A

Những hạt cà phê chín đỏ sau khi chọn lọc được chế biến ướt rồi mang ra phơi nắng nhẹ và hong bằng gió từ 1 đến 2 gi/ngày. Khi nào ẩm độ hạt xuống khoảng 22 – 25% lúc đó chuyển sang quy trình chuẩn bị gieo ươm với tỷ lệ 1m2 đất gieo 1kg hạt giống. Khi hạt giống nảy mầm chừng 3cm sẽ tiến hành nhổ để cấy vào bầu. 


A
Cây cà phê con sẽ được vào những bầu đất đã được chuẩn bị trước đó. 

A
4 tháng tiếp theo, những cây giống này sẽ được chăm sóc trong hệ thống nhà lồng, nhà lưới cho đến khi phát triển được từ 5 đến 6 cặp lá. 

A
Để bảo đảm chất lượng và độ ẩm, cây giống được đưa vào hệ thống tưới phun sương.

 

A

Trước khi xuất ra thị trường, các vườn ươm sẽ được phơi nắng trực tiếp trong 15 ngày và tiến hành lấy mẫu đất, rễ để phân tích nấm tuyến trùng. Trong ảnh: Công nhân kiểm tra giống cà ghép TR9.


IMG_9641.JPG
Bên cạnh đó, các kỹ sư của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) phải thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, độ ẩm, tốc độ gió, độ ẩm đất... để bảo đảm lượng nước tưới cho cây giống. Trong ảnh: Kỹ sư nông nghiệp kiểm tra Trạm Thời tiết thông minh. 
A
Trung bình mỗi năm Viện WASI cung cấp khoảng 2 triệu giống cây cà phê phục vụ nhu cầu tái canh và trồng mới của người dân và doanh nghiệp, bao gồm cả cây cà phê thực sinh và cà phê ghép, với các giống TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13, TRS1... được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức. 

Nguyễn Hoàng


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.