Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào xây dựng kế hoạch cấp tỉnh, huyện

17:44, 30/12/2020

Ngày 30-12, tại TP. Buôn Ma Thuột, Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới (Tropenbos Việt Nam) tổ chức Hội thảo đóng góp do quốc gia tự quyết (NDC) cập nhật 2020 và lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) vào xây dựng kế hoạch cấp tỉnh, huyện. 

Tham dự có 40 đại biểu đại diện cho các sở, ngành của 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, các trường đại học, viện nghiên cứu.

GS.TS
GS.TS Trần Thục, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các tham luận và tập trung thảo luận một số vấn đề xoay quanh ảnh hưởng do BĐKH gây ra và những biện pháp để khắc phục như: Hiện trạng và kịch bản BĐKH ở Việt  Nam và khu vực Tây Nguyên, các nguy cơ và tác động; cập nhật NDC và Kế hoạch quốc gia về thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030; xác định cụ thể những khó khăn do BĐKH với địa phương và xây dựng các hệ thống và giải pháp; lồng ghép BĐKH vào việc xây dựng và hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch thích ứng, giảm thiểu tác động BĐKH của cấp tỉnh.

Các đại biểu tham gia hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Theo Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới, năm 2015 các quốc gia tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH đã thông qua Thỏa thuận Paris về BĐKH. Đây là thỏa thuận mang tính lịch sử, là cơ sở pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất các quốc gia trong ứng phó với BĐKH. Việc thực hiện trách nhiệm của mỗi quốc gia trong ứng phó với BĐKH chủ yếu thông qua NDC.

Làm tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng góp phần vào làm giảm biến đổi khí hậu
Làm tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng góp phần làm giảm biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, ngày 24-7-2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt NDC cập nhật. NDC cập nhật của nước ta đã xác định những đóng góp về giảm nhẹ phát thải nhà kính và thích ứng với BĐKH do Việt Nam cam kết, phù hợp với hiện trạng, dự báo phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đến năm 2030; bảo đảm phù hợp với các mục tiêu của chiến lược về biến đổi khí hậu, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và chiến lược về phòng chống thiên tai. Bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) quốc gia tương đương 83,9 triệu tấn CO2tđ.

Vạn Tiếp

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


Chủ động ngăn ngừa “giặc lửa” tấn công rừng
Mùa khô Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn cao điểm. Nắng nóng kèm theo gió lớn khiến thảm thực bì ở những cánh rừng khô nhanh làm tăng nguy cơ cháy rừng. Với phương châm “phòng cháy hơn chữa cháy” các ngành chức năng, chủ rừng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để phòng ngừa “giặc lửa” tấn công rừng.