Multimedia Đọc Báo in

Bí ẩn về nền văn minh cổ đại xứ Punt

08:54, 22/12/2020

Xứ Punt được người Ai Cập cổ đại gọi là Pwenet hoặc Pwene, là vương quốc cổ và đối tác thương mại của Ai Cập nhờ sản xuất và xuất khẩu vàng, nhựa thơm, gỗ đen, gỗ mun, ngà voi cũng như các loài thú hoang.

Người Ai Cập cổ đại biết đến xứ này trong các tài liệu ghi chép về hành trình thương mại của mình. Giới sử học hiện vẫn còn tranh cãi về vị trí chính xác của Punt nằm đâu đó ở miền nam Ai Cập.

Theo tạp chí Ancient Origins, vào thời cổ đại, tất cả các loại hàng hóa thương mại có giá trị có xuất xứ từ Punt. Một cuộc thám hiểm thương mại quan trọng do nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut phát động, trở về không chỉ mang theo hương liệu và thực vật sống mà còn có vàng, da báo và một vài con voi sống. Các cuộc thám hiểm lớn thường xuyên mang hàng hóa của Ai Cập như công cụ và gỗ đến Punt, trở về với những món hàng xa xỉ quý giá. Nhưng cho đến ngày nay, giới học giả vẫn chưa xác định được vị trí chính xác vương quốc này thực sự nằm ở đâu... bởi các pharaoh giữ kín.

Xứ Punt - cái nôi văn minh rực rỡ ở lục địa đen thời cổ đại.
Xứ Punt - cái nôi văn minh rực rỡ ở lục địa đen thời cổ đại.

Vị trí của xứ Punt một thời được đồng nhất với vùng Somalia ngày nay, nhưng lập luận thuyết phục hiện nay cho rằng xứ Punt này nằm ở miền nam Sudan hay vùng Eritrea của Ethiopia bởi nơi đây có nhiều loại động, thực vật được mô tả trong các tác phẩm chạm nổi, tranh vẽ hay trong tư liệu thành văn. Hầu hết các học giả ngày nay tin rằng Punt nằm ở phía đông nam Ai Cập, nhiều khả năng là trong khu vực ven biển mà nay thuộc Somalia, Djibouti, Eritrea, đông bắc Ethiopia và bờ Biển Đỏ của Sudan. Tuy nhiên, một số học giả đã lưu ý, nhờ những chữ khắc cổ mà người ta xác định được vị trí xứ Punt nằm ở bán đảo Ả Rập. Nó cũng có thể bao trùm cả vùng Sừng châu Phi và miền Nam Ả Rập ngày nay.

Hành trình đến xứ Punt của người Ai Cập được ghi lại sớm nhất là do Pharaoh Sahure của Vương triều thứ 5 tổ chức (thế kỷ 25 trước Công nguyên); về sau còn có nhiều cuộc thám hiểm khác đến xứ này dưới thời các vương triều thứ 6, 11, 12 và 18 của Ai Cập.

Dưới thời vương triều thứ 18 Ai Cập, đích thân nữ hoàng Hatshepsut đã tiến hành những chuyến hải trình tới xứ Punt. Nhiều cảnh vẽ trong một số đền thờ và lăng mộ thời Tân Vương quốc mô tả cư dân xứ Punt như một dân tộc có màu da hơi đỏ sậm và nét mặt đẹp, được thể hiện qua mái tóc dài trong các bức tranh lâu đời hơn, nhưng từ cuối vương triều thứ 18 trở đi, họ được mô tả với kiểu tóc cắt cao hơn.

Chuyến hải trình năm chiếc tàu buôn còn sót lại được tường thuật trên bức phù điêu tại ngôi đền mai táng Hatshepsut tại Deir el-Bahri. Qua các văn bản trong đền, Hatshepsut giao cho viên sứ thần của bà là Đại pháp quan Nehsi là người đứng đầu đoàn thương thuyền đến xứ Punt “để thu đồ cống nạp từ người dân bản xứ”, thể hiện lòng trung thành của họ với Pharaoh Ai Cập.

Sau khi thời kỳ Tân Vương quốc chấm dứt, Punt lại trở thành “một xứ sở không có thực và hoang đường trong thần thoại và truyền thuyết”. Hiếm khi nó được nhắc đến trong sử sách Ai Cập. Tài liệu tham khảo còn sót lại cuối cùng về khu vực này nằm ở tấm bia đá vỡ vụn của vương triều thứ 26 (khoảng năm 600 trước Công nguyên).

Khắc Hùng

(Theo Grunge/TAN-11/2020)

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.