Multimedia Đọc Báo in

Lao ngoài phổi: Ít nhưng nguy hiểm

08:12, 31/05/2022

Lao ngoài phổi là chỉ toàn bộ bệnh do vi khuẩn Lao( Mycobacterrium tuberculosis) gây ra ngoài vị trí phổi như ở xương, da, hệ thống hạch bạch huyết ngoại vi, màng tim, xương khớp… nhưng gây tổn thương nặng nhất là: lao màng não, lao xương, hay lao khớp…Bệnh này thường tiến triển chậm với các dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với bệnh khác nên khi phát hiện bệnh đã phát triển nặng.

Theo lời kể của chị N.T.B (1962) trú tại xã Ea kao, Buôn Ma Thuột cho biết chị bị ho có đờm thỉnh thoảng khạc ra máu trước khi vào viện 1 tháng và tình trạng bệnh càng ngày càng nặng hơn tuy nhiên kết quả xét nghiệm lao tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Đăk Lăk lại âm tính khiến bệnh nhân rất lo lắng khi chưa biết tình trạng bệnh của mình.

Hay trường hợp của anh N.V.T (1978) tại Cư klông huyện Krông Năng, không sốt hay ho nhưng lại có nhiều đờm có lẫn máu cũng có kết quả âm tính khi  xét nghiệm lao. Đây cũng là trường hợp theo dõi và đang điều trị lao ngoài phổi tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk.    

 

 Theo bác sỹ Trần Thị Bích Ngọc trưởng khoa Xét nghiệm Bệnh lao và bệnh Phổi Đắk Lắk cho biết đa số các ca mắc Lao ngoài phổi thường rất khó chuẩn đoán vì có không biểu hiện bệnh rõ ràng, không sốt về chiều hay ho ra máu nhưng kết quả xét nghiệm Lao lại âm tính nên gây rất nhiều khó khăn trong công tác khám chữa bệnh cho người bệnh.

Đa số các ca bệnh hiện nay được phát hiện khi tình trạng bệnh đã diễn biến nặng như trường hợp của chị Đ.T.V (1960) cư trú tại xã Eana huyện Krông Ana được phát hiện ra bệnh lao xương khi chị đi lại khó khăn và điều trị tại Bệnh viện tuyến Trung ương, chị cũng không có biểu hiện sốt, ho, không có dịch đờm hay ho ra máu cũng cho kết quả âm tính khi xét nghiệm lao.

Theo ý kiến của chuyên gia y tế, Lao ngoài phổi thường do lây lan vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi đặc biệt có thể lây truyền từ mẹ sang con. Vì vậy khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng ho kéo dài, ra nhiều mồ hôi ban đêm, mệt mỏi, chán ăn, sốt về chiều thường xuyên thì cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để làm các xét nghiệm phát hiện bệnh lao và chữa trị kịp thời.

Hiện nay bệnh lao đang có xu hướng gia tăng trở lại và Lao ngoài phổi vẫn là căn bệnh khó phát hiện và chuẩn đoán bệnh chính xác nên  khi có biểu hiện mệt mỏi, ho hay khạc đờm, ho  ra máu, chán ăn, mệt mỏi, sốt về chiều cần đến các trung tâm y tế để làm các xét nghiệm về lao để phát hiện và điều trị Lao ngoài phổi sớm nhất. Đồng thời cho trẻ dưới 12 tuổi tiêm phòng vắc xin Lao để hạn chế nguy cơ lây bệnh tốt nhất.

                                                                                                Giang Nga

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Hướng về cội nguồn dân tộc
Cùng với các địa phương trong cả nước, trong hai ngày 17 và 18/4 (nhằm ngày 9 và 10/3 âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đình Lạc Giao, tỉnh Đắk Lắk đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước.