Multimedia Đọc Báo in

Xử lý “điểm đen” tai nạn giao thông đường bộ

17:05, 21/05/2012
Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ đang khai thác.
 
Tiêu chí xác định điểm đen giao thông căn cứ vào số vụ, mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông xảy ra trong 1 năm, khi mà xảy ra 2 vụ tai nạn nghiêm trọng, hoặc 3 vụ tai nạn trở lên trong đó có 1 vụ nghiêm trọng…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Dự thảo yêu cầu việc xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông phải thực hiện 8 bước.
 
Đầu tiên là xác định vị trí các điểm đen và sơ bộ xếp hạng ưu tiên; tiến hành thị sát hiện trường lần đầu; phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân. Sau đó, tiếp tục nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân; trên cơ sở đó lựa chọn biện pháp khắc phục; xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý và thực hiện xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông. Bước cuối cùng là theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện.
 
Dự thảo xây dựng yêu cầu việc đề xuất biện pháp khắc phục điểm đen tai nạn giao thông phải theo nguyên tắc: Giảm hoặc làm mất hẳn nguyên nhân đã gây ra tai nạn giao thông. Đồng thời không được phát sinh nguyên nhân khác gây ra tai nạn giao thông, cũng như không gây ảnh hưởng xấu đến bảo đảm giao thông và môi trường xung quanh.
 
Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, nếu xác định nguyên nhân và giải pháp khắc phục điểm đen có liên quan đến cầu đường, thì cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ phải xử lý kịp thời trong vòng 60 ngày từ khi cấp có thẩm quyền (Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ, UBND cấp tỉnh đối với các hệ thống đường địa phương) cho phép đầu tư xử lý.
 
Trong trường hợp nguyên nhân và giải pháp khắc phục khác thì cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ kiến nghị cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền.
 
Giang Nam
(Nguồn: Chinhphu.vn)

Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.