Multimedia Đọc Báo in

Phát minh mới hữu ích cho cuộc sống

09:35, 20/08/2022

Cà phê làm giảm rủi ro mắc bệnh thận

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Johns Hopkins - Mỹ (JUSM) đã phát hiện thấy cà phê có thể làm giảm nguy cơ chấn thương thận cấp tính (Acute kidney injury- AKI). Giáo sư Chirag Parikh, Giám đốc Phân ban thận học ở JUMS, tác giả nghiên cứu chính cho biết, uống ít nhất 1 tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị AKI tới hơn 15%, và uống 2 - 3 tách/ngày thì tỷ lệ này tăng lên 22 - 23%.

Tổ chức Thận quốc gia Mỹ định nghĩa AKI là “một đợt suy thận hoặc tổn thương thận đột ngột xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày”. Nó gây ra các chất cặn bã tích tụ trong máu, khiến thận khó duy trì sự cân bằng chính xác của chất lỏng trong cơ thể. Các triệu chứng AKI khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và có thể bao gồm quá ít nước tiểu tiết khỏi cơ thể, phù nề chân, mắt cá chân và xung quanh mắt, mệt mỏi, khó thở, lú lẫn, buồn nôn, đau ngực, trường hợp nghiêm trọng có thể gây co giật hoặc hôn mê.

Sử dụng dữ liệu từ Nghiên cứu nguy cơ xơ vữa động mạch trong cộng đồng, nhóm nghiên cứu đã đánh giá 14.207 người trưởng thành được tuyển dụng từ năm 1987 đến năm 1989 với độ tuổi trung bình là 54. Trọng lượng và số tách cà phê được sử dụng từ 1 - 3 tách. Trong thời gian khảo sát, nghiên cứu đã ghi nhận 1.694 trường hợp bị chấn thương thận cấp tính. Nghiên cứu có tính đến các yếu tố cấu thành như đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng kinh tế - xã hội, lối sống và chế độ ăn uống… Kết quả, những người có nguy cơ mắc AKI nếu uống cà phê thì tỷ lệ này giảm xuống thấp hơn 15% so với những người không uống cà phê.

Uống ít nhất một tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị chấn thương thận cấp tính. 

Toilet “di động, không mùi”

Hãng Kokenawa Inc. (KI) - một doanh nghiệp khởi nghiệp của Nhật Bản vừa trình làng thiết bị độc đáo có tên Pocketoilet. Nó là thiết bị vệ sinh cá nhân hay toilet di động, có kích thước nhỏ nhất thế giới. Pocketoilet  có chiều cao 7 cm và rộng 6,5 cm, có thể đựng vừa trong túi xách, túi quần áo hay trong ví tiền cá nhân.

Pocketoilet có thiết kế gọn nhẹ, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Thực chất nó là một chiếc túi làm bằng sợi đặc biệt có độ bền cao và một gói nhỏ chất làm đông. Khi dùng có thể lồng túi vào bệ toilet, thùng rác hay vị trí tương tự. Do được làm bằng vật liệu đặc biệt, lại có thêm túi chứa chất làm đông, khử mùi nên Pocketoilet không có phát ra mùi bất nhã, kể cả khi để lâu tới 1 tuần trong nhà. Đến nay KI đã bán được khoảng 50.000 chiếc Pocketoilet và hỗ trợ hàng nghìn chiếc cho Ukraine nơi đang xảy ra chiến sự với Nga.

Điều trị bệnh nhãn khoa bằng kim siêu nhỏ

Lâu nay để điều trị một số bệnh về mắt, các bác sĩ nhãn khoa phải tiêm thuốc trực tiếp vào nhãn cầu. Nghe qua có vẻ rùng rợn nhưng vẫn phải làm và đôi khi không tránh khỏi sai sót, thậm chí có thể gây tổn thương mô, gây nhiễm trùng… Để khắc phục tình trạng này, Viện Đổi mới y sinh Terasaki, Mỹ (TIBI) đã phát triển một hệ thống mới sử dụng ra một microneedle (kim siêu nhỏ) tự cắm vào mắt để đưa thuốc đến võng mạc đồng thời hạn chế tối đa nhiễm trùng tại vết tiêm. Sau khi được đưa vào, nó sẽ giải phóng thuốc trước khi phân hủy sinh học. Đầu cắm có thể phồng lên sau khi được tiêm để bịt kín lỗ kim tiêm, vừa giữ thuốc trong mắt lại hạn chế biến chứng.

Theo bác sĩ Ali Khadem Hosseini, đồng tác giả nghiên cứu, qua các thử nghiệm tiền lâm sàng cho thấy kết quả khả quan, có thể ứng dụng để điều trị một số bệnh thường gặp về mắt như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và bệnh võng mạc tiểu đường. Cải tiến mới này trong điều trị phân phối thuốc có thể tránh được các vấn đề liên quan đến việc sử dụng kim tiêm gây xâm lấn, đau đớn như hiện nay.

Phát hiện thuốc trừ sâu trong trái cây bằng cảm biến

Viện Karolinska, Thụy Điển (KI) vừa phát triển cảm biến siêu nhỏ có thể phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây trong vòng vài phút. Nguyên thủy, công nghệ này đã được ứng dụng trong ngành hóa chất và môi trường để phát hiện các dấu ấn sinh học bệnh tật, được cải tiến dùng cho ngành thực phẩm.

Cảm biến nano của KI thuộc dạng tái tạo, rẻ tiền và phổ cập so với kỹ thuật truyền thống. Có thể được sử dụng để theo dõi dấu vết của thuốc trừ sâu trên trái cây tại cửa hàng. Nó được tạo ra bằng cách sử dụng kỹ thuật phun lửa để phân bố đều hạt nano bạc lên bề mặt thủy tinh. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã tinh chỉnh khoảng cách giữa các hạt nano bạc riêng lẻ để nâng cao độ nhạy. Qua kiểm tra độ nhạy cho thấy, cảm biến phát hiện dư lượng độc tố đáng tin cậy và đồng nhất các tín hiệu phân tử và hiệu suất sau 2 tháng rưỡi tồn tại trên bề mặt sản phẩm kiểm tra. Trong thử nghiệm, parathion-ethyl, một loại thuốc trừ sâu nông nghiệp bị cấm hoặc hạn chế ở hầu hết các quốc gia có nồng độ thấp được bôi lên quả táo. Kết quả, KI phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trên bề trái táo trong thời gian 5 phút mà không làm hư hỏng trái cây.

Nguyễn Hùng 

(Theo FO/WEC/ODC/MSE/IEC– 6/2022)


Ý kiến bạn đọc


(Video) Hướng về cội nguồn dân tộc
Cùng với các địa phương trong cả nước, trong hai ngày 17 và 18/4 (nhằm ngày 9 và 10/3 âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đình Lạc Giao, tỉnh Đắk Lắk đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước.