Multimedia Đọc Báo in

Đẩy mạnh hoạt động cho vay tín dụng chính sách

17:14, 21/04/2022

Chiều 21/4, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Đắk Lắk (NHCSXH) đã tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả công tác tháng quý I/2022. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện NHCSXH Nguyễn Tuấn Hà chủ trì cuộc họp; cùng tham dự có các thành viên ban đại diện, các sở ngành, đoàn thể của tỉnh.

Từ đầu năm đến nay, NHCSXH đã giải ngân cho 15.135 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, với tổng số vốn gần 564 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 157.731 khách hàng còn dư nợ tín dụng chính sách, tổng số vốn hơn 5.738 tỷ đồng, tăng 114 tỷ đồng (tương đương 2,04%) so với cuối năm 2021. Một số chương trình có số dư nợ cao, như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo hơn 3.208 tỷ đồng (tăng 65,3 tỷ đồng so với cuối năm 2021); cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 814,7 tỷ đồng (tăng hơn 31 tỷ đồng); cho vay giải quyết việc làm và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định 61/NĐ-CP và 74/NĐ-CP 420,3 tỷ đồng (tăng 32,5 tỷ đồng)…

Cùng với tăng trưởng, chất lượng tín dụng được khống chế, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh ở mức 8,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,15%; có 7/15 phòng giao dịch cấp huyện có tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn bình quân chung của chi nhánh, 78/184 xã không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 42,4%), 493/506 hội đoàn thể cấp xã không có nợ quá hạn (97,2%).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà - Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Đắk Lắk phát biểu tại cuộc họp
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Đắk Lắk phát biểu tại cuộc họp.

Theo đánh giá của các đại biểu, công tác tín dụng từ đầu năm đến nay vẫn còn một số tồn tại, như: do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên toàn chi nhánh phải dừng, dời 32 phiên giao dịch tại các xã, phường, thị trấn; 10 phòng giao dịch để nợ quá hạn phát sinh tăng; 1 tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động xếp loại yếu do tỷ lệ thu hồi nợ gốc đến hạn kỳ cuối thấp, nợ quá hạn cao.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH Nguyễn Tuấn Hà lưu ý, thời gian tới, NHCSXH cần tiếp tục tranh thủ nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương; đẩy mạnh hoạt động cho vay theo kế hoạch tăng trưởng dư nợ các chương trình, trong đó, tập trung rà soát hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn để nâng mức cho vay theo quy định nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của hộ vay; triển khai nhanh chóng, kịp thời các chương trình tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ lãi suất trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ; phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh dưới 0,2%; đồng thời, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, bao gồm kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề do chi nhánh thực hiện, kiểm tra của các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị tỉnh, huyện và kiểm tra hoạt động cho vay ủy thác của các hội, đoàn thể.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.