Multimedia Đọc Báo in

Đặc phái viên ASEAN nhận định về đàm phán hòa bình tại Myamar

09:01, 07/07/2022

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 6/7, ba ngày sau khi kết thúc chuyến công du Myanmar lần thứ hai, đặc phái viên ASEAN, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn khẳng định "tiến trình đàm phán hòa bình ở Myanmar đã hướng về phía trước".

Trang Freshnews dẫn phát biểu của ông Prak Sokhonn trước các nhà ngoại giao và truyền thông trong nước cho biết trong cuộc thảo luận, ông Ya Pey, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết dân tộc và Kiến tạo hòa bình (NSPNC) ở Myanmar nói rằng, Hội đồng Điều hành Nhà nước (SAC) Myanmar đồng ý mở rộng đối tượng tham gia đàm phán.

Ông Prak Sokhonn đánh giá, đây là bước tiến lớn đối với tiến trình đàm phán hòa bình. Đặc phái viên ASEAN Prak Sokhonn khẳng định dù còn có điều kiện nhưng khả năng đàm phán đã được mở đường.

Binh sỹ gác tại một điểm kiểm soát ở Mandalay, Myanmar. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Binh sỹ gác tại một điểm kiểm soát ở Mandalay, Myanmar. Ảnh: AFP/TTXVN

Diễn ra từ ngày 29/6 - 3/7, chuyến công du lần thứ hai của Đặc phái viên ASEAN Prak Sokhonn tới Myanmar nhằm đánh giá tiến triển của việc thực hiện Đồng thuận 5 điểm và kết quả cuộc họp tham vấn về viện trợ nhân đạo của ASEAN dành cho Myanmar diễn ra ngày 6/5 vừa qua tại Phnom Penh góp phần tạo môi trường thuận lợi cho một tiến trình đối thoại chính trị đồng bộ thông qua thảo luận giữa tất cả các bên liên quan.

Nguyên tắc Đồng thuận 5 điểm do lãnh đạo ASEAN thông qua tháng 4/2021 nhằm hỗ trợ Myanmar ổn định tình hình, tham gia hiệu quả hợp tác ASEAN, xây dựng cộng đồng.

Năm điểm thống nhất của ASEAN về Myanmar gồm: chấm dứt bạo lực, đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên liên quan, gửi viện trợ cho Myanmar, bổ nhiệm đặc phái viên ASEAN để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán và cho phép đặc phái viên ASEAN đến Myanmar.

Theo TTXVN/Vietnam+


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.