Multimedia Đọc Báo in

Hạn hán gây thiệt hại 1.110 tỷ đồng

17:14, 05/04/2016

Theo số liệu của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, đến nay Đắk Lắk có 36.961 ha cây trồng bị hạn, tăng 5.366 ha so với cùng kỳ năm 2015, gồm: lúa nước 3.932 ha (trong đó 864 ha mất trắng); cà phê 29.348 ha (trong đó mất trắng 3.958 ha); hồ tiêu 1.494 ha và một số diện tích cây trồng khác. Tổng thiệt hại ước tính 1.110 tỷ đồng.

ảnh
Nông dân huyện Lắk dùng béc tưới chống hạn cho lúa nước

Ngoài ra, đã có 20.160 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt (tăng 17.139 hộ so với cùng kỳ năm 2015), tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã xảy ra hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh (trừ huyện M’Đrắk). Dự báo trong tháng 4-2016, thời tiết nắng nóng tiếp tục diễn ra, vào cuối tháng 4 một số nơi có thể có lượng mưa nhỏ (từ 30- 70mm). Dự kiến tình hình khô hạn nghiêm trọng có thể kéo dài đến giữa tháng 5-2016, trong khi đó, nguồn nước chống hạn gặp rất nhiều khó khăn, hiện tổng dung tích nước các hồ chứa chỉ còn khoảng 145 triệu m3, tập trung chủ yếu ở 3 hồ chứa lớn là Ea Súp Thượng (58 triệu), Krông Buk Hạ (69 triệu) và Buôn Yong (5,5 triệu); các hồ chứa nhỏ phần lớn đã cạn, trong đó 118 hồ khô hoàn toàn, (tăng 30 hồ so với cùng kỳ năm 2015); mực nước sông xuống thấp, ảnh hưởng đến công suất tưới của các trạm bơm.

Trước tình hình trên, các địa phương đã chủ động thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong công tác chống hạn, bố trí ngân sách dự phòng để hỗ trợ chống hạn, đồng thời huy động nguồn lực trong nhân dân tích cực chống hạn bảo vệ sản xuất và bảo đảm nước sinh hoạt. Đặc biệt, nhiều địa phương đã vận hành công trình tưới tiết kiệm; thực hiện tủ gốc hoặc phủ màng nilon hạn chế bốc hơi cho các cây công nghiệp và cây ăn quả; tưới nước đúng, đủ theo nhu cầu của cây trồng.

Thuận Nguyễn

                             

                                                                                                                                              

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.