Multimedia Đọc Báo in

Nhân tai

09:05, 17/12/2020

Chúng ta may mắn được thiên nhiên ban tặng một hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, vì ý thức bảo vệ, bảo tồn của một số người chưa cao đã khiến hệ động thực vật phong phú này ngày càng cạn kiệt theo thời gian

“Giặc dốt”, tham lam… và nhân tai

Chúng ta, bằng sự kiên cường, lòng yêu nước và trí tuệ, đã đẩy lùi thành công giặc đói, giặc ngoại xâm và phần lớn giặc dốt. Chúng ta đang sống trong một thế giới văn minh hơn, nơi sự cầu toàn về việc ăn - ở - giải trí trở nên quan trọng. Ở thời đại này, chúng ta xuất hiện nhu cầu và mong muốn trải nghiệm những món ăn ngon hơn, độc hơn và lạ hơn.Vì mỹ vị là yếu tố đem lại trải nghiệm tuyệt vời nhất, thỏa mãn nhu cầu của con người nhất, vậy là người ta ăn bất chấp, bất kể là nguyên liệu gì có thể chế biến thành món ăn.

a
Các nhà bảo tồn dự báo sẽ có hơn 90% loài động vật trên trái đất bị tuyệt chủng do nạn săn trộm.

Theo các “chuyên gia” đến từ dân gian truyền thông bằng miệng rằng những bài thuốc hay món ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã có lợi ích “không tưởng” đối với sức khỏe bệnh nhân như trị tận gốc ung thư, kéo dài tuổi thọ, bổ thận, tráng dương… càng hoang dã càng hiệu nghiệm! Và như thế, hàng loạt thực đơn với danh sách các nguyên liệu từ dưới biển đến trên rừng và cả trên không, đều không bao giờ thiếu trong danh sách các món ăn ngon của nhà hàng, quán nhậu; sừng sững ở đó những khu chợ chim khổng lồ, hệ thống các nhà hàng đặc sản chim trời, những thương vụ mua bán động vật, thực vật hoang dã đang diễn ra hằng ngày.

Nhiều nỗ lực nhưng vẫn bất lực

Theo đội chống "cò tặc" tại khu du lịch rừng tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, hàng ngày có trên 100 cá thể chim cò bị các đối tượng bắn rơi và đem bán lại cho những khu chợ trên địa bàn. Mới đây, đội chống cò tặc cũng đã bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn Dài (36 tuổi) săn và đặt bẫy hơn 15 cá thể cò ngay trong khuôn viên của khu rừng. Dài là một trong hàng “cò tặc” liên tục bị phát hiện trong những tháng gần đây, khi số lượng chim về trú ngụ rừng tràm ngày một dày đặc.

Bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) cho rằng: “Chúng ta đã có khung pháp lý tương đối tốt, thậm chí hơn nhiều quốc gia về vấn đề bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã. Điều quan trọng luôn là ở vấn đề thực thi pháp luật”.

Nước ta có hàng trăm khu du lịch sinh thái, và rừng tràm Trà Sư là nơi có số lượng các loài chim về trú ngụ lớn nhất. Nhưng nếu chỉ bằng những nỗ lực cố gắng của duy nhất đội chống cò tặc của Ban quản lý Khu du lịch rừng tràm Trà Sư ngăn chặn nạn “cò tặc” trong khu vực trực thuộc, thì chẳng mấy chốc ta sẽ phải đối diện với nạn “đói nghèo đa dạng sinh học” của toàn vùng Tây Nam Bộ, và tồi tệ hơn là cả đất nước.

a
Tính đa dạng sinh học tại khu du lịch Trà Sư đang bị đe dọa bởi nhân tai “cò tặc”.

Một số quy định của pháp luật hiện nay chủ yếu chỉ nghiêng về việc xử phạt các đối tượng vi phạm, nhưng chưa quy định rõ ràng cách xử lý hậu quả vi phạm sau khi săn bắt sẽ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Và vẫn chưa có những ràng buộc rõ ràng về vai trò và quyền hạn, cũng như hướng dẫn các tổ chức có thẩm quyền hay những nhà đầu tư cho môi trường trực tiếp xử lý vấn đề trên ra sao. Vẫn còn tình trạng cơ quan chức năng đùn đẩy trách nhiệm,  thờ ơ, đối phó trong công tác bảo vệ sinh quyển hay chưa đưa ra được phương pháp ngăn chặn các loại “tặc” có hiệu quả.

Một số người ý thức kém, đang tác oai phá hoại môi trường bằng cách săn, bắt và tận diệt sinh giới, từng bước cám dỗ chúng ta “ăn mòn” thế giới trên chính bữa tiệc. Để có được một tương lai tốt hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chia tay một số thói quen ưa thích của mình. Liệu bạn có sẵn sàng làm điều này không? Câu trả lời ở chính đĩa thức ăn trước mặt trong bữa ăn kế tiếp của bạn.

Tino


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.