Multimedia Đọc Báo in

Dùng bạt che miệng cống - Những cái "bẫy" nguy hiểm

10:55, 05/01/2020

Hiện nay, tình trạng người dân dùng các tấm bạt để che miệng cống diễn ra phổ biến. Việc này không chỉ làm bít các miệng cống, hạn chế khả năng thoát nước mà còn gây ra những tai nạn đáng tiếc cho người đi đường.

Trên khắp các tuyến đường trong TP. Buôn Ma Thuột, không khó để bắt gặp những miệng cống thoát nước đã được người dân dùng những tấm bạt, có khi là những tấm ván lớn để che lên miệng. Có người còn lấy gạch đá đè lên các tấm bạt để gió không bay. Lý giải việc làm này, ông N.T.Q (người dân sống ở đường Y Ngông) cho rằng: Do mùi hôi thối từ cống bốc lên rất khó chịu nên nhà ai ở gần cống đều dùng bạt để che miệng cống lại.

Người dân dùng bạt và đá để che kín miệng cống trên đường Mạc Đĩnh Chi.
Người dân dùng bạt và đá để che kín miệng cống trên đường Mạc Đĩnh Chi.

Ông N.T.Q và một số người dân không biết rằng, việc làm tưởng như vô hại của mình vô tình đã tạo ra những “cái bẫy” cực kỳ nguy hiểm cho người đi đường. Chị P.T.B.H (phường Ea Tam) kể: "Vừa rồi tôi chở con nhỏ rẽ vào một tiệm tạp hóa bên đường thì vấp phải cục đá được chặn lên trên bạt ở miệng cống thoát nước. Cả mẹ và con ngã lăn giữa đường...".

Không chỉ gây ra những tai nạn đáng tiếc cho người đi đường, việc che miệng cống còn làm bịt kín dòng chảy của nước xuống cống mỗi khi mưa to. Nước không thể thoát xuống cống nên ngập lênh láng mặt đường rồi tràn vào nhà dân. Rác thải theo dòng nước ùn ứ, tập kết tại các miệng cống làm mất mỹ quan đô thị. Điều này lại càng làm cho cống có mùi hôi nhiều hơn.

Ở đâu cũng dễ dàng bắt gặp những miệng cống đã bị bịt kín bởi bao bạt và gạch đá.
Ở đâu cũng dễ dàng bắt gặp những miệng cống đã bị bịt kín bởi bao bạt và gạch đá.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những trận ngập lụt không đáng có và những nguy hiểm rình rập người đi đường. Thiết nghĩ, mỗi cá nhân hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và dừng việc dùng bạt che các miệng cống để môi trường xanh, sạch hơn, đảm bảo an toàn cho người đi đường.

Thúy An


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.