Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công

10:45, 28/10/2018

Thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành siết chặt thực hiện. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản Nhà nước, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí...

Theo Sở Tài chính, toàn tỉnh có 7.496 đầu tài sản, với tổng giá trị gần 15 nghìn tỷ đồng gồm: 1.708 khuôn viên đất; 5.036 nhà; 470 ô tô. Thời gian qua, việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP, ngày 3-6-2009 của Chính phủ và Thông tư số 245/2009/TT-BTC, ngày 31-12-2009 của Bộ Tài chính. Trên cơ sở này, việc thực hiện mua sắm, tiếp nhận, điều chuyển, quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh thực hiện theo đúng tiêu chuẩn định mức, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, thực hiện mua sắm, thanh lý được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn, định mức.

Nhà thuộc sở hữu Nhà nước đã được UBND tỉnh cho phép bán đấu giá.
Nhà thuộc sở hữu Nhà nước đã được UBND tỉnh cho phép bán đấu giá.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác, nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp, từng ngành, tổ chức, đơn vị trong việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản Nhà nước, tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Đơn cử như công tác sắp xếp lại nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ, đối với các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, tỉnh đã kiểm tra sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước được 38 đơn vị, trên 487 cơ sở nhà đất; đối với 15 huyện, thị xã, thành phố đã trình UBND tỉnh phương án sắp xếp lại nhà, đất cho 5 địa phương; 41 cơ quan đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh đã kiểm tra hiện trạng sắp xếp lại đối với 4 đơn vị. Đối với việc bán đấu giá những căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước (nhà có nguồn gốc được Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách về quản lý nhà, đất), trong năm 2017, tỉnh đã thực hiện bán đấu giá 2 căn nhà (số 34 đường Nơ Trang Lơng và số 16 đường Lê Hồng Phong) với giá 36,102 tỷ đồng, chênh lệch tăng so với giá khởi điểm là 5,436 tỷ đồng. Hiện, một số căn nhà (số 80, 92 đường Y Jút, số 35 đường Hai Bà Trưng, số 3, 5, 7 Điện Biên Phủ…) đã có quyết định của UBND tỉnh, đang tiếp tục thực hiện bán đấu giá theo quy định.

Ngoài ra, đối với việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị khi thiết kế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc phải lấy ý kiến Sở Tài chính (đối với các đơn vị cấp tỉnh), Phòng Tài chính - Kế hoạch (đối với các đơn vị cấp huyện) trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qua đó, sở, phòng căn cứ biên chế, hợp đồng làm việc của các đơn vị để có ý kiến về sự phù hợp của diện tích trụ sở làm việc với tiêu chuẩn, định mức và các nhiệm vụ đặc thù của các cơ quan, đơn vị.

Tại cuộc họp HĐND tỉnh mới đây về công tác quản lý công sản, ông Từ Thái Giang, Giám đốc Sở Tài chính khẳng định: công tác quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định của Nhà nước; việc mua sắm tài sản Nhà nước theo đúng quy định, có sự theo dõi chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền; các cá nhân trực tiếp quản lý và sử dụng đều bảo đảm tính tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích; việc thu hồi, thanh lý, chuyển nhượng điều chuyển tài sản theo đúng quy định hiện hành… Bên cạnh đó, công tác thanh tra được duy trì thường xuyên, qua đó kịp thời nhắc nhở các đơn vị chấp hành, chưa phát hiện đơn vị nào vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.

Cùng với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tỉnh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, qua đó nâng cao kiến thức, ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp, từng ngành, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản Nhà nước, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội chung trên địa bàn.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.