Multimedia Đọc Báo in

Nặng trĩu nỗi lo… hồi hương

06:46, 26/07/2021

Diễn biến đại dịch COVID-19 ngày càng phức tạp ở nhiều tỉnh thành phía Nam, hàng nghìn người dân tỉnh Đắk Lắk đang lao động, làm việc tại đây đành dắt díu hồi hương. Nỗi lo thường trực trong họ giờ đây không chỉ có dịch bệnh, mà cả tương lai phía trước khi đường mưu sinh " đứt gãy" giữa chừng.

Đêm khuya lạnh lẽo, dòng người từ các tỉnh thành phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…) vẫn lặng lẽ di chuyển về Tây Nguyên (trong đó có Đắk Lắk). Phần lớn họ là lao động tự do, đến các địa phương này mưu sinh đủ nghề: Bán hàng, chạy xe ôm, công nhân... Thế nhưng, dịch bệnh ập đến, nhiều tỉnh thành phải giãn cách xã hội, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, công ty hết nguồn hàng…, họ trở thành người thất nghiệp. Giữa đất khách quê người, không việc làm, không người thân, họ quyết định hồi hương.

Người lao động hồi hương vào chốt kiểm dịch để khai báo y tế.
Người lao động hồi hương vào chốt kiểm dịch để khai báo y tế.

Cởi chiếc áo mưa rách tươm, chị H’Len Byă (xã Ea H'đing, huyện Cư M’gar) cùng chồng vào chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên Quốc lộ 14 (đoạn qua xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột). Đôi tay run lên vì lạnh, chị H’Len cố gắng điền đầy đủ thông tin trong tờ khai báo y tế. Chị cho hay, vợ chồng chị chạy xe máy từ thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương về. Trước khi đi, cả hai đã xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 và cho kết quả âm tính. Chia sẻ lý do về quê, chị H’Len cho biết, công ty hết nguyên liệu nên cho nghỉ không lương mà không hẹn ngày làm lại. Chồng chị cũng mất việc do cửa hàng sửa xe đóng cửa vì dịch COVID-19. Thất nghiệp nhưng anh chị vẫn phải đóng tiền thuê trọ, chưa kể thực phẩm tăng giá hằng ngày. Nghĩ không thể cầm cự được lâu, vợ chồng chị quyết định về quê.

 

Mẹ dự tính làm đến Tết để kiếm tiền trả nợ ngân hàng, còn tôi thì dành dụm tiền đi học nghề làm bánh. Tuy nhiên, dịch bệnh đến đã xóa tan kế hoạch của gia đình. Tôi chỉ mong dịch COVID-19 nhanh chóng được kiểm soát để sớm xuống thành phố xin việc làm lại và mọi người dân sớm ổn định cuộc sống”.

 
 
Chị Huỳnh Thị Thu tâm sự

Cũng vì mất việc giữa chừng, sợ đối diện với dịch bệnh ở nơi đất khách quê người, chị Huỳnh Thị Thu cùng mẹ chạy xe máy từ Đồng Nai về xã Ea Lê, huyện Ea Súp vào ngày 21-7. Trước khi đi, chị và mẹ cũng đi làm xét nghiệm SARS-CoV-2. Dù có kết quả âm tính, chị vẫn đau đáu nỗi lo dịch bệnh. Suốt chặng đường gần 400 km, mẹ con chị bịt khẩu trang kín mít, không ghé hàng quán, chỉ khi hết xăng mới vào cây xăng đổ. “Tôi đi từ 2 giờ sáng nên ăn tạm gói mì tôm, rồi cứ thế đi chứ không ăn dọc đường. Trên đường về, chúng tôi đi qua 5 chốt kiểm soát dịch bệnh. Về tới nhà khi trời chập choạng, bụng đói meo nhưng chúng tôi không vào nhà ngay mà đến trạm y tế xã khai báo. Biết chúng tôi về, bố tôi đưa em nhỏ lên nhà nội ở tạm, để mẹ con tôi tự cách ly tại nhà theo quy định”, chị Thu nói. Theo chị Thu, vào đường cùng đành phải về, bởi ở quê không có việc làm nên mẹ con chị mới xuống Đồng Nai làm công nhân.

Dòng người đội mưa chạy xe máy về quê.
Dòng người đội mưa chạy xe máy về quê.

Thống kê sơ bộ của ngành y tế, hiện trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn người trở về từ các tỉnh thành có dịch bệnh phức tạp như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… Ngoài ra, UBND tỉnh dự kiến đón khoảng 500 công dân đang “kẹt” tại các tỉnh thành phía Nam, có nhu cầu về quê. Đợt đầu sẽ ưu tiên nhóm đối tượng gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai… Những trường hợp này khi trở về Đắk Lắk sẽ được cách ly theo quy định. Chính quyền địa phương sẽ rà soát, nắm danh sách từng trường hợp đi về từ vùng dịch, nếu hoàn cảnh khó khăn sẽ có giải pháp hỗ trợ lương thực, thực phẩm kịp thời, không để ai bị đói khát trong mùa dịch bệnh.

Thanh Thủy


(Video) Hướng về cội nguồn dân tộc
Cùng với các địa phương trong cả nước, trong hai ngày 17 và 18/4 (nhằm ngày 9 và 10/3 âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đình Lạc Giao, tỉnh Đắk Lắk đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước.