Multimedia Đọc Báo in

Đổi đời nhờ xuất khẩu lao động

08:52, 23/06/2014
Khi còn là sinh viên Trường Đại học Công nghiệp 4, đi thực tập tại các tỉnh phía bắc, Nguyễn Thanh Đông (sinh năm 1985), trú tại buôn Dur 1, xã Dur Kmal (huyện Krông Ana), nhận thấy nhiều gia đình kinh tế khá giả nhờ có người thân đi xuất khẩu lao động.

Giữa năm 2006, khi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Krông Ana tổ chức buổi hội chợ việc làm, tư vấn về xuất khẩu lao động, Đông đã đăng ký đi xuất khẩu lao động tại Malaysia với Công ty Dầu khí Trường Sơn. Về nhà, Đông động viên người em trai là Nguyễn Văn Ngọc cùng đi, sau đó cậu em Nguyễn Thanh Hường cũng nối bước các anh. Ở nước ngoài, khó khăn đầu tiên mà 3 anh em Đông gặp phải là ngôn ngữ và tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp. Không nản chí, Đông quyết tâm học bằng nhiều cách như học từ bạn bè, ghi chép cẩn thận những câu đối thoại thông thường, tiếp xúc với người quản lý người nước ngoài… Chỉ sau 2 tháng miệt mài học hỏi, Đông đã quen và thực hiện tốt công việc, ngôn ngữ cũng thông thạo hơn, có thể nói chuyện bằng tiếng Malaysia với người bản xứ một cách dễ dàng. Sang tháng thứ 3 làm việc, Đông đã được tăng lương và là người Việt Nam đầu tiên tại nhà máy được tăng lương sau 3 tháng nhờ khẳng định năng lực của mình.

Sau 5 năm làm việc, năm 2011 Đông trở về và bắt đầu xây dựng kinh tế với số vốn khá lớn nhờ xuất khẩu lao động. Anh mua đất, xây nhà với tổng trị giá trên 2 tỷ đồng, mua sắm xe cộ, vật dụng cá nhân và hiện đang hoàn tất thủ tục mở đại lý xăng dầu Thịnh Hưng. Nhận thấy lợi ích từ xuất khẩu lao động, Đông trở thành Trưởng phòng đại diện tuyển lao động đi xuất khẩu lao động cho một doanh nghiệp ở Hà Nội, qua đó giúp đỡ khoảng 70-80 người lao động tại địa phương đi xuất khẩu lao động. Đông tâm sự: “Xuất khẩu lao động sẽ mang lại nguồn lợi lớn nếu người lao động được tiếp cận với nguồn thông tin chính thống về xuất khẩu lao động. Những năm tháng làm việc ở Malaysia, tôi nhận thấy người lao động Việt Nam cần cù, thông minh, chịu khó học hỏi, một khi học thì tiếp cận rất nhanh song ý thức chấp hành nội quy lao động chưa cao, chưa xây dựng được tác phong công nghiệp và hay vướng vào các tệ nạn xã hội. Nếu khắc phục được những nhược điểm trên, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin về xuất khẩu lao động, người lao động Việt Nam sẽ có cơ hội làm giàu từ loại hình này”.

Phan Thị Bích Phương


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.