Tăng mức phạt vi phạm pháp luật lao động
09:04, 11/05/2010
Bắt đầu từ 25-6 tới, các hành vi vi phạm pháp luật lao động sẽ bị xử phạt hành chính lên tới 30 triệu đồng và thấp nhất là 200.000 đồng. Đây là một trong những nội dung của Nghị định số 47/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, vừa được Chính phủ ban hành.
Nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động. Nghị định không áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực dạy nghề, học nghề; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bảo hiểm xã hội. Theo Nghị định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động, tổ chức cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt: cảnh cáo, phạt tiền. Ngoài ra, còn có các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Ngoài các hình thức xử phạt hành chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như trả lại số tiền đặt cọc và lãi suất tiết kiệm cho người lao động; buộc khắc phục, sửa chữa đối với máy móc, thiết bị không bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động; buộc kiểm định và đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động... Người nước ngoài vi phạm có thể bị trục xuất.
Không trả lương đầy đủ, đúng hạn cho người lao động sẽ bị phạt từ 2 - 10 triệu đồng. (Ảnh minh họa) |
Nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động. Nghị định không áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực dạy nghề, học nghề; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bảo hiểm xã hội. Theo Nghị định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động, tổ chức cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt: cảnh cáo, phạt tiền. Ngoài ra, còn có các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Ngoài các hình thức xử phạt hành chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như trả lại số tiền đặt cọc và lãi suất tiết kiệm cho người lao động; buộc khắc phục, sửa chữa đối với máy móc, thiết bị không bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động; buộc kiểm định và đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động... Người nước ngoài vi phạm có thể bị trục xuất.
G.N
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc