Thảm họa thiên tai khắp nơi trên thế giới
19:55, 13/01/2011
Nhiều nước trên thế giới đang phải đương đầu với thiên tai và thời tiết khắc nghiệt khiến hàng trăm người thiệt mạng.
* Tình hình lũ lụt ở Australia ngày càng diễn biến phức tạp. Tại thành phố Brisbane thuộc tiểu bang Queensland nước lụt đã lên tới đỉnh, mực nước sông Brisbane dâng cao tới 5,2 mét vào rạng sáng ngày 13-1 trong khi có khả năng mưa lớn tiếp tục kéo dài hết tuần này.
Hàng nghìn ngôi nhà ở khu vực này đã bị nhấn chìm trong biển nước. Mực nước sông Brisbane dâng cao đã phá vỡ một số tuyến bờ bao quanh, gây ngập lụt trên diện rộng tại các khu vực ở vị trí địa lý thấp. Chính quyền địa phương hiện đã tạm đóng cửa một số cầu và tuyến đường cao tốc, tách Brisbane thành hai phần. Ước tính hơn 113.000 nhà khu vực này đang trong tình trạng thiếu điện sinh hoạt. Các siêu thị phải đóng cửa khiến người dân lo sợ bị cô lập và bất ổn trong nhiều ngày tới.
Thống đốc bang Queensland, Anna Bligh cảnh báo mặc dù mức lũ có giảm ở một số khu vực, nhưng người dân cần hết sức thận trọng và chuẩn bị đối phó với một đợt lũ mới diễn biến "khó lường" hơn. Bà cho rằng trận lũ lụt tại Brisbane lần này sẽ còn diễn biến tồi tệ và khủng khiếp hơn nếu đập nước Wivehoe không được xây lại sau trận lũ lịch sử năm 1974.
Các chuyên gia kinh tế Australia dự đoán thiệt hại về kinh tế do thiên tai này gây ra cho Queensland, nơi được coi là "vựa than và vựa ngũ cốc" của "Xứ sở chuột túi", ước tính 10-20 tỉ đôla Australia (AUD).
* Tại Brazil, ít nhất 257 người đã thiệt mạng sau khi mưa lớn và các trận lở đất kinh hoàng tấn công miền đông nam nước này. Một số người sống sót phải trèo lên cây để tránh lũ lụt và lở đất.
Nước sông bất ngờ dâng cao cùng với lở đất đã khiến các thị trấn thuộc khu vực đồi núi gần thành phố Rio de Janeiro chìm ngập trong bùn đất. Nhiều gia đình bị chôn sống trong lúc ngủ. Hình ảnh trên đài truyền hình Brazil ghi lại cho thấy nhiều ngôi nhà bị chôn vùi khi đội cứu hộ đến vùng sạt lở đất để cứu người bị nạn.
* Tình hình lũ lụt ở Australia ngày càng diễn biến phức tạp. Tại thành phố Brisbane thuộc tiểu bang Queensland nước lụt đã lên tới đỉnh, mực nước sông Brisbane dâng cao tới 5,2 mét vào rạng sáng ngày 13-1 trong khi có khả năng mưa lớn tiếp tục kéo dài hết tuần này.
Cảnh ngập lụt tại Australia. Ảnh: AFP |
Hàng nghìn ngôi nhà ở khu vực này đã bị nhấn chìm trong biển nước. Mực nước sông Brisbane dâng cao đã phá vỡ một số tuyến bờ bao quanh, gây ngập lụt trên diện rộng tại các khu vực ở vị trí địa lý thấp. Chính quyền địa phương hiện đã tạm đóng cửa một số cầu và tuyến đường cao tốc, tách Brisbane thành hai phần. Ước tính hơn 113.000 nhà khu vực này đang trong tình trạng thiếu điện sinh hoạt. Các siêu thị phải đóng cửa khiến người dân lo sợ bị cô lập và bất ổn trong nhiều ngày tới.
Thống đốc bang Queensland, Anna Bligh cảnh báo mặc dù mức lũ có giảm ở một số khu vực, nhưng người dân cần hết sức thận trọng và chuẩn bị đối phó với một đợt lũ mới diễn biến "khó lường" hơn. Bà cho rằng trận lũ lụt tại Brisbane lần này sẽ còn diễn biến tồi tệ và khủng khiếp hơn nếu đập nước Wivehoe không được xây lại sau trận lũ lịch sử năm 1974.
Các chuyên gia kinh tế Australia dự đoán thiệt hại về kinh tế do thiên tai này gây ra cho Queensland, nơi được coi là "vựa than và vựa ngũ cốc" của "Xứ sở chuột túi", ước tính 10-20 tỉ đôla Australia (AUD).
* Tại Brazil, ít nhất 257 người đã thiệt mạng sau khi mưa lớn và các trận lở đất kinh hoàng tấn công miền đông nam nước này. Một số người sống sót phải trèo lên cây để tránh lũ lụt và lở đất.
Nước sông bất ngờ dâng cao cùng với lở đất đã khiến các thị trấn thuộc khu vực đồi núi gần thành phố Rio de Janeiro chìm ngập trong bùn đất. Nhiều gia đình bị chôn sống trong lúc ngủ. Hình ảnh trên đài truyền hình Brazil ghi lại cho thấy nhiều ngôi nhà bị chôn vùi khi đội cứu hộ đến vùng sạt lở đất để cứu người bị nạn.
Ngập lụt gây lở đất kinh hoàng tại Brazil |
Tại hai thành phố Petropolis và Nova Friburgo, lực lượng Phòng vệ dân sự cho biết ít nhất 127 người khác đã thiệt mạng. Còn tại thành phố Teresópolis có ít nhất 130 người thiệt mạng, và 13 người thiệt mạng tại bang Sao Paulo.
Các nhà chức trách thuộc Bộ Môi trường cho hay số người thiệt mạng còn có thể tăng hơn nữa khi vẫn còn khoảng 50 người mất tích và nhiều thi thể ở các khu vực hẻo lánh chưa được tìm thấy. Ước tính 1.000 người vô gia cư, hơn 75.000 hộ dân bị mất điện. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã ký quỹ hỗ trợ 460 triệu USD để tái cơ cấu các vùng bị ảnh hưởng.
* Tại Bangladesh, giá rét kéo dài 5 ngày qua tại nhiều khu vực phía Tây, Tây Bắc đã làm ít nhất 12 người thiệt mạng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân các khu vực này.
* Trong khi đó, tại tỉnh Manica, miền Trung Mozambique, bão lớn đã khiến 10 người thiệt mạng và bảy người khác bị thương nặng, hơn 100 ngôi nhà và cột điện bị phá hủy.
Mưa lớn tại Mozambique và nước láng giềng Nam Phi hồi tháng trước đã khiến người dân lo ngại có thể lặp lại trận lũ lịch sử hồi năm 2000, làm ít nhất 350 người thiệt mạng và khoảng 1 triệu người khác lâm vào cảnh "màn trời chiếu đất".
* Tại Indonesia, mấy ngày gần đây núi lửa Merapi thuộc tỉnh Trung Java của Indonesia liên tục phun trào những dòng dung nham lạnh và tràn xuống các sông quanh vùng như Kali Putih, Pabelan, Senowo, Apu và Tringsih.
Hàng trăm ngôi nhà bị nhấn chìm trong cát và đá sỏi của dòng dung nham lạnh, hàng chục ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.
Người dân sống gần núi lửa Merapi phải đi sơ tán. Ảnh: AFP |
Gần 4.200 người dân địa phương đã phải sơ tán đến sống trong các khu lán trại do chính quyền dựng tạm. Cát và sỏi đá tràn ngập các con đường quanh núi lửa Merapi, khiến cho việc đi lại rất khó khăn.
Trong khi đó, chính quyền tỉnh Lampung chuẩn bị sơ tán hàng chục nghìn người dân để đề phòng tổn thất có thể xảy ra do núi lửa Anak Krakatau, nằm ở Eo biển Sunda, đã có dấu hiệu hoạt động mạnh.
Trong ngày 11-1, tại tỉnh Trung Java và đảo Bali đã có mưa lớn và lốc xoáy làm hàng trăm ngôi nhà bị phá hỏng. Thời tiết xấu buộc một số chuyến bay từ Bali đi Jakarta phải lùi giờ.
* Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết một trận động đất mạnh 6,5 độ rích-te đã xảy ra tại miền Nam Nhật Bản sáng 13-1.
Theo USGS, trận động đất xảy ra lúc 7giờ 32phút (giờ địa phương), cách Chichi-shima thuộc quần đảo Bonin 220km, và ở độ sâu 520km. Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương tại Hawaii và Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đều cho rằng trận động đất này sẽ không gây ra sóng thần. Hiện chưa có thông tin về thương vong và thiệt hại.
G.N
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc