Multimedia Đọc Báo in

Bất ngờ phát hiện mộc bản “Chiếu dời đô” cổ nhất

13:08, 31/08/2010
Một bản khắc cổ nguyên văn “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn đã được nhóm nhân viên chuyên nghiên cứu về Hán – Nôm của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt (Lâm Đồng) bất ngờ phát hiện trong khối Mộc bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại đây.
Ảnh bản gốc Chiếu dời đô và bản dập bìa sách “Đại Việt sử ký toàn thư” trong khối Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV
Ảnh bản gốc Chiếu dời đô và bản dập bìa sách “Đại Việt sử ký toàn thư” trong khối Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Trong lúc tra tìm tài liệu trong kho Mộc bản triều Nguyễn để làm chuyên đề về 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhóm nhân viên chuyên nghiên cứu về Hán – Nôm vô cùng bất ngờ khi tình cờ phát hiện ra bản khắc “Chiếu dời đô” do Lý Công Uẩn soạn cách đây đúng 1.000 năm.
 

Bà Phạm Thị Huệ - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV cho biết: “Đây là bản gốc duy nhất còn lại tính đến thời điểm hiện tại. Bản khắc Mộc bản “Chiếu dời đô” vừa được phát hiện của Lý Công Uẩn nằm trong bộ sách “Đại Việt sử ký toàn thư” (Kỷ Lý Thái Tổ - quyển 2 – tờ 2) trong kho Mộc bản triều Nguyễn (Di sản tư liệu thế giới), có ký hiệu H 31/8. Đây là bản khắc chữ Hán lộn ngược, có chất liệu là gỗ ván được khắc nổi với 214 chữ (chưa kể phần chú thích), khuôn khổ in là 20 x 29,5cm”.
Mộc bản khắc “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn năm 1010 trong khối Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV
Mộc bản khắc “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn năm 1010 trong khối Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Bà Huệ cũng cho biết: “Mộc bản bộ sách “Đại Việt sử ký toàn thư” trong đó có “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV có thể là bản khắc từ thời nhà Lê (1679), cũng có giả thiết cho rằng “Đại Việt sử ký toàn thư” được khắc lại vào thời Nguyễn (khoảng từ năm 1802 - 1807). Về vấn đề này cần có thời gian để nghiên cứu kỹ hơn…Đây là Mộc bản khắc cổ nhất về “Chiếu dời đô” còn lại ở Việt Nam tính đến thời điểm này”.
Như vậy, tròn 1.000 năm sau ngày “Chiếu dời đô” ra đời, đặc biệt là trong lúc cả nước đang hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, phát hiện này mang rất nhiều ý nghĩa.
Theo VTC
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.