Multimedia Đọc Báo in

Thường trực tỉnh ủy làm việc với 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin)

09:37, 07/03/2012
Ngày 6- 3, Đoàn công tác của thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Cao Đức Khiêm, Phó bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã về làm việc với 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin) nhằm kiểm tra tình hình công tác 2 tháng đầu năm 2012 và việc thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
Quang cảnh buổi làm việc tại xã Ea Tiêu
Đoàn làm việc tại UBND xã Ea Tiêu
Sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM, đến nay 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur đã hoàn thành tốt việc thành lập Ban chỉ đạo XDNTM cấp xã và Ban quản lý đến các thôn, buôn. Ban chỉ đạo các cấp đã làm tốt công tác tham mưu cho các cấp đảng ủy, UBND huyện Cư Kuin; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành chức năng trong huyện thực hiện nghiêm túc, sát sao đề án xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, thông qua các kênh phát thanh, truyền hình  tuyên truyền cho nhân dân biết về Chương trình XDNTM của UBND huyện Cư Kuin theo quyết định số 3434/QĐ-UBND ngày 22- 9- 2011. Qua đánh giá kết quả, hiện nay cả hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur đều đã hoàn thành tốt 7/19 tiêu chí Quốc gia về XDNTM như: thủy lợi, bưu điện, y tế, giáo dục…
 
Tại buổi làm việc, đồng chí Cao Đức Khiêm đánh giá cao những nỗ lực mà các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân hai xã trên đã đạt được những năm qua về quá trình thực hiện XDNTM. Qua đó, đồng chí cũng lưu ý: các địa phương cần tăng cường hơn nữa việc phát hiện, bổ sung và đào tạo nguồn cán bộ chuyên trách có đủ tài, đức để thực hiện tốt mọi chủ trương của huyện, của tỉnh đề ra. Trong quá trình XDNTM phải tiến hành liên tục, có lộ trình cụ thể, không nóng vội , không chạy theo bệnh thành tích. Huyện cần tiếp tục nêu cao quyết tâm, tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành tốt chương trình XDNTM, từng bước giảm nghèo cho địa phương và khuyến khích người dân vươn lên làm giàu chính đáng.
 
Lê Thành
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.