Multimedia Đọc Báo in

Thị trấn Krông Kmar kỷ niệm 20 năm thành lập

20:17, 07/01/2018

Sáng 7-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị trấn Krông Kmar (huyện Krông Bông) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (9-1-1998 - 9-1-2018).

Dự lễ kỷ niệm có đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện, thị trấn qua các thời kỳ cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Chủ tịch UBND huyện Krông Bông Huỳnh Bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Chủ tịch UBND huyện Krông Bông Huỳnh Bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Thị trấn Krông Kmar chính thức được thành lập ngày 9-1-1998, theo Nghị định số 04/1998//NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở tách ra từ xã Khuê Ngọc Điền.

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc thị trấn đã đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện nhiệm vụ và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm.

Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm.

Tính đến cuối năm 2017, tổng thu ngân sách Nhà nước của thị trấn đạt trên 5,5 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/năm; tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 6,5 - 7,5%; các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực; quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Phó Bí thư Huyện ủy Lê Văn Long trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng thị trấn.

Phó Bí thư Huyện ủy Lê Văn Long trao Bằng khen của UBND tỉnh tặng các tập thể có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng thị trấn.

Nhân dịp này, thị trấn Krông Kmar đã được nhận quyết định công bố thị trấn đạt đô thị loại V và đón nhận danh hiệu thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 4 tập thể, 9 cá nhân có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng thị trấn 20 năm qua.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.