Multimedia Đọc Báo in

Họp báo định kỳ tháng 4-2018

19:27, 03/05/2018
Chiều 3-5, UBND tỉnh tổ chức Họp báo định kỳ tháng 4-2018. 
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì họp báo. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương; đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí địa phương; Văn phòng đại diện và phóng viên thường trú đóng trên địa bàn tỉnh.
 
Các đại  biểu tham dự họp báo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu tại buổi họp báo
 
Tại buổi họp báo, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh đã thông tin tóm tắt về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh trong tháng 4 và triển khai nhiệm vụ tháng 5-2018.
 
Cũng tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Cư M’gar, UBND huyện Ea Kar, UBND huyện Krông Bông đã phản hồi về các nội dung thông tin trên một số báo phản ánh thời gian qua: việc mất gần 8 m 3 gỗ hộp tang vật tại địa bàn xã Cư Bông (huyện Ea Kar) trong lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar ( Báo điện tử Infonet ); bài  “Huyện Cư M’gar (Đắk Lắk): Kiểm lâm “câu giờ” cho lâm tặc tẩu tán tang vật?” (Báo Thanh tra); bài  “Người dân tố cáo cán bộ địa chính gian dối để nhận hàng tỷ đồng đền bù” (Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam); bài   “Sở GTVT Đắk Lắk: Sai phạm trong bảo trì đường bộ” (Báo Thanh tra)...
 
Đại diện Chi cục Kiểm lâm phản hồi nội thông thông tin mà các cơ quan báo chí phản ánh
Đại diện Chi cục Kiểm lâm phản hồi nội dung thông tin mà các cơ quan báo chí phản ánh
 
Kết luận buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành cùng với tỉnh, bám sát các sự kiện, vấn đề để thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác, kịp thời; đồng thời đề nghị các đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ và có hướng chỉ đạo giải quyết những nội dung báo chí phản ánh. 
 
Quỳnh Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.