Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo Giải pháp đảm bảo thực thi hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

18:12, 26/06/2019

Sáng 26-6, tại TP. Buôn Ma Thuột, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật (KHKT) Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh tổ chức hội thảo Giải pháp đảm bảo thực thi hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh cùng lãnh đạo Liên hiệp các Hội KHKT một số tỉnh bạn.

Các đại biểu đồng chủ trì hội thảo.
Các đại biểu đồng chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội KHKT các tỉnh Gia Lai, Thanh Hóa, Bình Thuận, Thái Nguyên và một số sở, ban, ngành tỉnh Đắk Lắk đã trình bày nhiều tham luận. Trong đó, tập trung vào kinh nghiệm, giải pháp, tiềm năng, cơ hội và thách thức trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Về giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách, theo các đại biểu cần có sự thay đổi cơ bản nhận thức của các cơ quan nhà nước về vai trò, năng lực và sự cần thiết thu hút sự tham gia của các tổ chức hội vào quá trình xây dựng chính sách; cần tạo lập cơ sở pháp lý cho việc chuyển từ cơ chế "lấy ý kiến" sang cơ chế "tham gia" của nhân dân nói chung, của các chuyên gia, nhà khoa học nói riêng. Đối với giải pháp về huy động đội ngũ trí thức tham gia hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội cần tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác với các Viện nghiên cứu, trường đại học nhằm thu hút sự quan tâm của các trí thức, nhà khoa học tại các cơ quan này đối với hoạt động của các hội nói chung và hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội nói riêng.

Bên cạnh đó, cần rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu ngân hàng chuyên gia theo các lĩnh vực ngành nghề, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm hoạt động, sở trường và có cơ chế cập nhật thường xuyên nhằm huy động được các chuyên gia giỏi tham gia; xây dựng các diễn đàn khoa học, hội thảo theo chủ đề đối với những vấn đề dư luận xã hội đang quan tâm, gắn với các nội dung, chương trình của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh... thông qua hệ thống website của cơ quan Liên hiệp hội hoặc diễn đàn trực tiếp để đội ngũ trí thức, chuyên gia, các nhà khoa học có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm về những vấn đề quan tâm, tiếp cận nhiều hơn nữa về các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...    

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà ghi nhận những kết quả của Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Đắk Lắk đạt được trong thời gian qua, khi đã từng bước tổ chức tốt các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng chí khẳng định, hội thảo là diễn đàn có ý nghĩa hết sức quan trọng để Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Liên hiệp các Hội KHKT các tỉnh nói chung đúc rút những kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp quan trọng, hiệu quả để thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội ngày càng tốt hơn.

Duy Tiến  


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.