Multimedia Đọc Báo in

Huyện Buôn Đôn: Phản biện dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI

17:39, 08/03/2020

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Buôn Đôn vừa tổ chức Hội nghị phản biện dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện Buôn Đôn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tại hội nghị, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã thông báo tóm tắt về bản dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI; đồng thời gợi mở, định hướng những nội dung trọng tâm cần phản biện. 

Đại diện Ủy Ban MTTQ Việt Nam huyện Buôn Đôn trao đổi với các đại biểu tại hội nghị.
Đại diện Ủy Ban MTTQ Việt Nam huyện Buôn Đôn quán triệt một số dung cần tập trung phản biện.

Trên tinh thần phát huy trí tuệ, tập trung dân chủ, các đại biểu đã thảo luận, góp ý 13 lượt ý kiến vào văn kiện, trong đó tập trung phân tích, làm rõ một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2020 - 2025, như: giải quyết việc làm cho người dân; đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học; thực hiện chương trình sách giáo khoa mới; tăng cường liên kết các tổ hợp tác trong lĩnh vực du lịch; xây dựng cụm công nghiệp tại xã Ea Nuôl; đánh giá lại hiệu quả của việc thực hiện giảm nghèo theo các Chương trình 134, 135...

Già làng buôn Knia 2  (xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) tham gia góp ý vào Dư thảo báo cáo chính trị.
Già làng buôn Knia 2 (xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) tham gia góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị.

Kết thúc hội nghị, lảnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Buôn Đôn đã ghi nhận những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu vào dự thảo Báo cáo chính trị. Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện sẽ tổng hợp, đề xuất Tiểu ban nội dung Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần VI bổ sung, hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị.  

Hoàng Ân

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.